Đinh La Thăng: đối tượng cuộc chiến chống tham nhũng hay đấu đá nội bộ?

© AP Photo / Pool Photo/ Hoang Dinh NamÔng Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM.
Ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, và vài năm trước đây lãnh đạo tập đoàn nhà nước "Petrovietnam" Đinh La Thăng hôm nay đang là trọng tâm của toàn bộ báo chí Việt Nam.

Sự chỉ trích công khai nghiêm trọng đối với một trong những nhà lãnh đạo cao cấp trong đảng không phải là chuyện thường xuyên đối với Việt Nam. Tuy nhiên, như cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Vũ Quốc Hùng đã nói trong cuộc phỏng vấn với VietNamNet, "trước pháp luật và Điều lệ Đảng tất cả mọi người đều bình đẳng. Mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của bất cứ đảng viên nào, dù nắm giữ chức vụ cao chăng nữa, đều do Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương đảng xem xét."

Ông Đinh La Thăng trong một lần trả lời báo chí bên lề kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII. - Sputnik Việt Nam
Vụ kỷ luật ông Đinh La Thăng: Một mũi tên trúng nhiều đích?
Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng công bố danh sách dài các vi phạm của "Petrovietnam", thuộc trách nhiệm của ông Đinh La Thăng. Chỉ riêng chuyện ký hợp đồng khai thác dầu tại Venezuela đã gây ra mất mát hàng trăm triệu đô la. "Đề nghị của Ủy ban Kiểm soát về xử lý kỷ luật ông Đinh La Thăng là tiếng chuông cảnh báo đến lãnh đạo tất cả các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam", — báo Giáo dục Việt Nam ghi nhận.

Nhà phân tích chính trị, một trong những chuyên gia có thâm niên lâu năm nhất của Nga về Việt Nam Grigory Lokshin cho rằng, ông Đinh La Thăng chưa phải là trường hợp cuối cùng trong cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam. Ông Lokshin nêu ý kiến khi trả lời phỏng vấn của Sputnik:

"Trong xã hội Việt Nam ngày nay, tham nhũng là một trong những vấn đề chính cản trở sự phát triển và tiến độ thành công của Việt Nam. Cũng như ở Trung Quốc, tham nhũng ở Việt Nam là hiện tượng đã được đấu tranh chống lại trong một thời gian dài. Nhưng ở các nước có chế độ độc đảng, chống tham nhũng thường biến thành cuộc đấu tranh giữa các phe phái khác nhau, các nhóm lợi ích khác nhau, cụ thể là giữa các nhà tư tưởng và nhà kỹ trị trong lãnh đạo đảng và lãnh đạo nhà nước. Ngoài ra, ở Trung Quốc, dưới khẩu hiệu xóa bỏ tham nhũng là cuộc đấu tranh khốc liệt tranh giành quyền lực. Các nhóm triệt hạ lẫn nhau chuẩn bị cho đại hội Đảng sắp tới. Đây là một quá trình tự nhiên. Đảng là một thực thể sống, mỗi đảng đều có những cuộc đấu tranh, vì nếu không đấu tranh thì không thể tồn tại".

Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng. - Sputnik Việt Nam
Ông Đinh La Thăng đã phạm nhiều sai lầm lớn?
Chuyên gia Nga cho rằng các nhà lãnh đạo không bao giờ hành động đơn độc, mỗi người đều có phe cánh riêng của mình. Cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đã ra khỏi đời sống chính trị của đất nước theo nghị quyết Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng có phe phái tương tự. Và, tất nhiên, theo chân ông ta, sớm hay muộn, một nhóm lớn những người thân cận xung quanh cựu Thủ tướng cũng phải ra đi.

Chuyên viên Lokshin giải thích rằng ông không có đầy đủ thông tin và bằng chứng. Và vì vậy, chỉ có thể giả định rằng những cáo buộc chống ông Đinh La Thăng hiện nay là sự tiếp nối của cuộc đấu tranh đã diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn chuẩn cho Đại hội Đảng lần thứ 12, sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn về cán cân quyền lực trong giới lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở Việt Nam. 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала