Hôm Chủ Nhật, tại Pháp đã diễn ra vòng hai bầu cử tổng thống. Vòng đầu tiên được tổ chức vào ngày 23 tháng Tư, khi đó lãnh đạo phong trào "Tiến lên", cựu Bộ trưởng Bộ Kinh tế Emmanuel Macron chiếm 24,01% số phiếu bầu, và ứng cử viên đảng "Mặt trận Dân tộc" Marine Le Pen chiếm 21,3. Macron thắng ở vòng thứ hai cuộc bầu cử tổng thống với kết quả 66,06%, theo số liệu của Bộ Nội vụ sau khi xử lý 99,99% số phiếu.
Chuyên gia lưu ý rằng "nếu cử tri bỏ phiếu cho chương trình của ông ta, không ai biết được điều đó sẽ thành công đến mức nào."
"Mọi người không nhìn vào chương trình, hơn nữa chương trình của Macron khá khó để nhận biết — ông ta là chính trị gia kiên cường, linh hoạt, là nhà dân túy. Nhưng ông ta là nhà dân túy không phản đối chính quyền cũng không đối lập, mà là dân túy cố gắng nói chuyện với bộ phận cử tri ôn hòa về những gì mà họ muốn nghe," — ông Lukyanov nói.
Ông Lukyanov cho rằng trước cuộc bầu cử quốc hội chưa biết một cách hoàn toàn rõ ràng là mọi người sẽ bỏ phiếu như thế nào, các đảng truyền thống sẽ xử sự ra sao.
"Bây giờ, câu đố chính yếu là Macron sẽ dựa vào ai, bởi vì ông ta không có đảng của mình. Phong trào mà ông ta lập ra đơn thuần là phong trào ảo. Theo truyền thống, đa số quốc hội thường được hình thành trên cơ sở đảng, nhưng bây giờ nó sẽ là mối quan hệ liên minh phức tạp, có lẽ, đây là lần đầu tiên Tổng thống sẽ phải lập ra một liên minh không chỉ từ những người ủng hộ mình" — giám đốc khoa học của Quỹ câu lạc bộ" Valdai" cho biết.
"Điều đó có xảy ra hay không, bây giờ là câu hỏi chưa có lời đáp. Vấn đề là ở chỗ "Mặt trận Dân tộc" có chuyển đổi được số phiếu bầu cho Le Pen trong cuộc bầu cử tổng thống hay không. Phần lớn phụ thuộc vào việc Macron sẽ làm việc những việc gì, bởi vì chương trình tranh cử của ông ta được thiết kế để sử dụng tình huống độc đáo cho nước Pháp: các đảng chính thất bại và các lực lượng cực đoan thắng thế. Việc Macron đắc cử là một ví dụ về lựa chọn chiến thuật bầu cử đúng" — chuyên gia cho biết.