Vì sao Việt Nam không phục hồi F-5E như trực thăng UH-1?

© Flickr / mashleymorganF-5E
F-5E - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong khi trực thăng UH-1 đã trở lại bầu trời sau nhiều năm ngừng bay thì tiêm kích F-5E của Việt Nam lại không được may mắn như vậy.

Hôm 3/5, sau khi nhà máy A42 trực thuộc Cục Kỹ thuật, Quân chủng Phòng không — Không quân thông báo bàn giao một chiếc tiêm kích F-5E trong kho lưu trữ cho bảo tàng tỉnh Bình Phước để trưng bày đã làm nhiều người cảm thấy rất ngạc nhiên.

Được biết toàn bộ phi đội tiêm kích chiến lợi phẩm F-5E/F Tiger II của Việt Nam đã phải ngừng bay do thiếu phụ tùng thay thế.

Ngoài một vài chiếc đã chuyển giao cho đồng minh Đông Âu để nghiên cứu tính năng thì có tin cho rằng số còn lại đã bị bán đi dưới dạng phụ tùng, do vậy Việt Nam hiện không còn chiếc F-5E nào nữa.

Tuy nhiên diễn biến mới nhất cho thấy chúng ta vẫn còn F-5E trong tình trạng bảo quản, từ đó dẫn tới câu hỏi tại sao Việt Nam lại không phục hồi khả năng bay cho chúng, nhất là khi trước đó đã làm thành công với loại chiến lợi phẩm khác là trực thăng UH-1?

Để trả lời câu hỏi, đầu tiên phải thấy rằng F-5E khác hoàn toàn UH-1. Chiếc trực thăng Mỹ này được so sánh như "công nông biết bay", cực kỳ đơn giản và tin cậy trong cả khai thác lẫn bảo dưỡng. 

Trong khi đó, F-5E là một phương tiện rất phức tạp, tuy rằng chưa được trang bị nhiều thiết bị điện tử tinh vi như chiến đấu cơ thế hệ 4 nhưng vẫn là quá tầm đối với Việt Nam.

Một chiếc tiêm kích F-5E được trưng bày trong khuôn viên Dinh Độc Lập - Sputnik Việt Nam
Bất ngờ lớn: Tiêm kích F-5E "tái xuất" từ kho lưu trữ của Quân đội Việt Nam

Chính vì tính phổ dụng của mình, ngoài phục vụ trong biên chế quân đội nhiều quốc gia, UH-1 còn có các biến thể dân sự xuất hiện rộng rãi khắp thế giới, phụ tùng dành cho UH-1 mua được từ rất nhiều nguồn khác nhau với giá cả phải chăng, lợi thế này F-5E không hề có.

Ngoài ra còn một yếu tố nữa cũng cực kỳ quan trọng, đó là UH-1 đảm nhiệm chủ yếu vai trò trực thăng vận tải, vũ khí đi kèm là yếu tố không mang tính tiên quyết, khi cần thiết nó gắn được bất cứ loại súng máy hay rocket nào lên để yểm trợ bộ binh.

Đối với F-5E, phục hồi chức năng bay nhưng không có bom hay tên lửa tương thích thì hoàn toàn vô nghĩa, khi chưa tự chế tạo được thì việc mua về trong tình cảnh bị cấm vận là quá khó khăn.

Với những lý do trên, tiêm kích F-5E đã không được Việt Nam phục hồi khả năng bay như trực thăng UH-1 sau nhiều năm phải nằm trong kho bảo quản.

Tuy vậy trong hoàn cảnh đã thay đổi như hiện tại (được Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí, có quan hệ hợp tác quốc phòng sâu rộng với Israel — quốc gia đã nâng cấp rất nhiều F-5E cho các nước Đông Nam Á), khả năng F-5E của Việt Nam lại tung cánh trên bầu trời nếu số lượng cất trữ còn tương đối lớn là điều vẫn có thể xảy ra.

Nguồn: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала