Vẫn không rõ tại sao NATO lại cần đến đất nước Balkan nhỏ bé này, bởi vì xét từ góc độ quân sự thì thành viên mới không giúp Liên minh gia tăng sức mạnh.
Người ta loan truyền câu chuyện cho rằng Nga đang ghen tị vì dường như Matxcơva khá quan tâm đến việc sử dụng hải cảng Montenegro. Nhưng không ai dẫn kèm được bất cứ luận chừng nào cụ thể. Thực sự là Nga không cần gì hải cảng của Montenegro, bởi biển Adriatic kín một nửa, điểm "thắt nút cổ chai" của nó trong ý nghĩa quân sự là eo biển Otranto thì đang do Albania và Italia các thành viên NATO che chắn.
"Việc kết nạp cần thiết cho NATO để phô trương sức mạnh của khối Liên minh, trong đó có với Serbia. Với sự hỗ trợ của Montenegro, NATO muốn đạt đến quân sự hóa khu vực còn Serbia là một cầu thủ lớn ở địa bàn này".
Theo lời ông Milacic, hội nhập châu Âu-Đại Tây Dương đã là tân giáo điều là dành cho các nhà chức trách Montenegro. Ý thức giáo điều nói chung luôn là đặc trưng của giới lãnh đạo ở Podgorica: dưới thời Nam Tư theo CNCS, họ từng là những người Cộng sản nhiệt thành nhất, còn bây giờ lại tiên phong hăng hái vinh danh NATO.
"Chính quyền của chúng tôi phòng ngừa bắt giữ cả những người có tiềm năng phản đối để không cho ai ngăn cản quá trình gia nhập Liên minh. Họ bắt người với những nguyên cớ tầm thường nhất, còn tất cả những ai chỉ trích điều mất tự do toàn cầu như thể hiện trong NATO thì bị xếp ngang hàng với các phần tử tội phạm. Khi các thành viên phong trào chúng tôi biểu lộ sự bất tuân của cư dân bằng động tác đốt lá cờ NATO, thì chính quyền làm rùm beng đến mức tưởng như chúng tôi nã rốc-két "Tomahawk" vào tận trụ sở NATO ở Brussels".
"Khi người ta nói rằng Montenegro gia nhập NATO, cần đặc biệt nhấn mạnh rằng quyết định đó không phải do nhân dân thông qua, mà là theo ý đồ của ê-kip chính quyền tội phạm. Nhân dân chống lại việc gia nhập, như thể hiện rõ qua tất cả những cuộc thăm dò ý kiến xã hội. Quy trình liên quan đến thỏa thuận với NATO đã diễn ra không hề có phần tham dự của các công dân và không có ý kiến của phe đối lập. Nhưng truyền thống yêu chuộng tự do đã xuất hiện ở Montenegro từ rất lâu trước khi những đối tượng này lên nắm quyền. Vì vậy, chúng tôi sẽ sống sót qua thời NATO và dưới ách cai trị của những kẻ chiếm đóng ngay trong nước mình, những đối tượng mà cuối cùng sẽ hoặc phải vào tù hoặc đào tẩu đi đâu đó, nhưng chắc là không chạy đến Matxcơva, mà cũng chẳng nước nào là thành viên NATO sẽ chứa chấp nhóm này".