Việt Nam bỏ Gepard 3.9, mua chiến hạm phòng không cực mạnh?

© Sputnik / Maksim Bogodvidtàu khu trục "Gepard-3.9"
tàu khu trục Gepard-3.9 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo tiết lộ mới nhất từ giới lãnh đạo công nghiệp quốc phòng Nga, Việt Nam hiện chưa đưa ra đề nghị về việc mua cặp tàu Gepard thứ 3.

Việt Nam sẽ nhận cặp Gepard thứ 2 trong năm 2017

Ngày 18/5, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên Gorky là ông Renat Mistahov nói với các nhà báo rằng, đến cuối năm nay Nga sẽ hoàn thành việc cung cấp cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard-3.9 thứ hai cho hải quân Việt Nam.

© ẢnhChiến hạm tàng hình Gepard và tàu ngầm Kilo trên vịnh Cam Ranh
Việt Nam bỏ Gepard 3.9, mua chiến hạm phòng không cực mạnh? - Sputnik Việt Nam
Chiến hạm tàng hình Gepard và tàu ngầm Kilo trên vịnh Cam Ranh

"Chúng tôi có kế hoạch bàn giao cặp tàu hộ vệ Gepard-3.9 thứ hai cho Hải quân Việt Nam trong nửa cuối năm 2017, theo đúng thời gian hợp đồng" — ông Mistahov cho biết khi trả lời câu hỏi của nhà báo.

Trong một cuộc phỏng vấn trước đó, ông Mistahov nói rằng công việc chế tạo cặp tàu khu trục Gepard-3.9 thứ hai được thực hiện theo đúng lịch trình, bất chấp những khó khăn khách quan, ví dụ việc thiếu hụt các động cơ hạng nặng từ phía đối tác Ukraine.

Hạ thủy tàu Gepard 3.9 thứ tư xây dựng cho Hải quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đến cuối năm nay Nga sẽ hoàn thành việc cung cấp "Gepard-3.9" cho Việt Nam

Tàu hộ vệ thứ nhất của Việt Nam đã hoàn tất chương trình kiểm nghiệm cấp nhà nước. Hiện con tàu đang được sơn, việc đào tạo thủy thủ đoàn Việt Nam cũng đang được tiến hành. Còn tàu hộ vệ thứ hai đang trải qua chương trình kiểm nghiệm nhà nước tại khu vực Novorossiysk.

Ông Mistahov nhấn mạnh rằng, chương trình kiểm nghiệm nhà nước diễn ra theo đúng kế hoạch, kể cả những hạng mục thử nghiệm quan trọng nhất về vũ khí, trang bị.

Vị Tổng giám đốc Công ty đóng tàu Zelenodolsk tiết lộ rằng, phía Việt Nam theo dõi rất chặt chẽ tiến độ kiểm tra, cũng như đưa ra đánh giá về các bài kiểm tra. Tại tất cả các cuộc bắn tên lửa đều có sự hiện diện của đại diện cấp cao, kể cả phó tư lệnh Hải quân Việt Nam.

© Sputnik / Maxim Bogodvid / Chuyển đến kho ảnhGepard 3.9
Việt Nam bỏ Gepard 3.9, mua chiến hạm phòng không cực mạnh? - Sputnik Việt Nam
Gepard 3.9

Theo ông Mistahov, nhà máy mở cửa cho các đề xuất từ ​​khách hàng nước ngoài và chuẩn bị cho việc giới thiệu sản phẩm của mình tại các triển lãm quốc tế khác nhau. Vừa qua, nhà máy cũng đã đưa ra những mẫu thiết kế cải tiến, nâng cấp rất mạnh cấu hình tàu Gepard 3.9.

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng, hiện Việt Nam "chưa có kế hoạch về đơn đặt hàng tiếp theo" đối với lớp tàu Gepard 3.9. Việc Việt Nam đang đàm phán mua cặp tàu Gepard thứ 3 mang tên lửa hành trình Kalibr là điều giới truyền thông Nga đã liên tục đồn đại trong suốt năm 2016.

Ka-27/28 - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Trực thăng săn ngầm Ka-28 hạ cánh thuần thục trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9
Với những tiết lộ mới nhất của vị lãnh đạo Nhà máy Zelenodolsk, Việt Nam có thể sẽ không mua Gepard 3.9, bởi ông Renat Mistahov đã khẳng định Việt Nam "chưa có kế hoạch về đơn đặt hàng tiếp theo và không hề nhắc đến việc hai bên đang thương thảo hợp đồng như các nguồn tin trước đó.

Hiện nay, điểm yếu lớn nhất của hải quân Việt Nam là phòng không hạm, bởi các tàu nổi hiện chỉ có khả năng phòng không điểm trong phạm vi trên 10km, không đủ để đối phó với các máy bay mang tên lửa chống hạm tầm xa của một số nước trong khu vực.

Hơn nữa, hiện một số quốc gia đang nỗ lực thay đổi hiện trạng trên biển Đông, xây dựng các căn cứ không quân và hải quân trên biển, âm mưu triển khai máy bay chiến đấu, hệ thống phòng không, tên lửa đối đất trên đó, mưu đồ khống chế toàn bộ Biển Đông.

Nếu một khi chiến sự xảy ra, yếu tố tiên quyết là cần phải đè bẹp các căn cứ tiền duyên này. Với sự hạn chế về tên lửa tấn công đất đối đất, việc sở hữu khả năng tấn công mặt đất từ trên biển là điều hết sức cần thiết, nhưng Việt Nam chưa có khả năng này.

Đây có thể là những yếu tố mang tính chất then chốt khiến Việt Nam chưa vội vã đặt mua thêm các chiến hạm lớp Gepard 3.9, mà cân nhắc lựa chọn những chiến hạm vừa túi tiền nhưng có tính năng tác chiến cao hơn.

Việt Nam đang lựa chọn tàu chiến hiện đại hơn Gepard 3.9?

Theo giới phân tích, rất có thể là Việt Nam sẽ không tiếp tục mua Gepard 3.9, và đây cũng là điều dễ hiểu bởi hiện Nga đang có khá nhiều lớp tàu nổi có lượng giãn nước tương tự, thậm chí là nhỏ hơn, nhưng được thiết kế hiện đại hơn và vẫn có khả năng mang tên lửa Kalibr.

Theo giới chuyên gia, hải quân nước này có hàng loạt lớp tàu nổi được trang bị hệ thống tên lửa hành trình Kalibr-NK như tàu hộ vệ hạng nặng Project 22350 lớp Đô đốc Gorshkov; tàu hộ vệ hạng nặng Project 11356Р/М, lớp Đô đốc Grigorovich…; các tàu này còn có thêm khả năng phòng không rất mạnh.

Hạ thủy tàu Gepard 3.9 thứ tư xây dựng cho Hải quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Gepard 3.9 sẽ giúp Việt Nam “vượt mặt” Formidable của Singapore và DW-3000F của Thái Lan?

Tuy nhiên, đây là các chiến hạm hạng nặng với lượng giãn nước khoảng 4000 tấn, có phạm vi hành trình lớn, phù hợp với những hoạt động tác chiến ở những vùng biển xa bờ, mà điều này đối với Việt Nam là không cần thiết.

Nếu chỉ cần chức năng chống hạm/tấn công mặt đất thì Nga có tới 2 lớp tàu còn có lượng giãn nước nhỏ hơn Gepard 3.9 nhưng cũng có khả năng tấn công tương tự, đó là lớp Buyan-M (949 tấn) và lớp Karakurt (800 tấn). Các tàu này đều có khả năng mang được tới 8 quả tên lửa Kalibr.

Còn với các tàu có lượng giãn nước thấp hơn một chút và tương đương Gepard thì Việt Nam có 3 lựa chọn tối ưu hơn rất nhiều, đó là tàu hộ vệ Project 20380 lớp Steregushchiy; tàu hộ vệ Project 22160 (3 cấu hình 1300 tấn, 1500 và 1800 tấn) và tàu hộ vệ Project 20385 lớp Gremyashchy.

© Sputnik / Игорь Зарембо / Chuyển đến kho ảnhTàu hộ vệ Project 20380 lớp Steregushchiy
Việt Nam bỏ Gepard 3.9, mua chiến hạm phòng không cực mạnh? - Sputnik Việt Nam
Tàu hộ vệ Project 20380 lớp Steregushchiy

Với tàu Project 22160, ngoài 8 tên lửa Kalibr, các còn được trang bị hệ thống phòng không tầm trung đa kênh Shtil-1, có tầm phóng 50km, phóng từ hệ thống phóng thẳng đứng hiện đại thế hệ mới VLS 3S90E.

Tàu hộ vệ Project 20380 lớp Steregushchiy mặc dù cũng có lượng giãn nước 2200 tấn và cùng được trang bị tên lửa hành trình chống hạm Kh-35UE, nhưng ưu điểm nổi bật của nó so với Gepard 3.9 là ở hệ thống phòng không Polyment-Redut (được đặt theo tên lửa Redut và radar Polyment).

Các tên lửa được bố trí trong 2 cụm 8 ống phóng thẳng đứng ở đuôi tàu. Trong mỗi ống phóng có thể bố trí 1 tên lửa tầm trung М96Е (40-50km) hay tầm xa 9М96Е2 (120-150km), hay tầm ngắn 9М100 (10-15km), cung cấp cho Việt Nam khả năng phòng không hạm đội đa tầng, trong một khu vực biển rất rộng.

Hạ thủy tàu Gepard 3.9 thứ tư xây dựng cho Hải quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Cờ Việt Nam sẽ ngạo nghễ tung bay trên “Gepard” ở Biển Đông
Còn tàu Project 20385 lớp Gremyashchy là sự lựa chọn hoàn hảo nhất bởi nó có lượng giãn nước tương đương Gepard là 2.200 tấn nhưng được trang bị 8 quả tên lửa hành trình chống hạm P-800 Oniks (Onyx) hoặc Kalib-NK, cùng với hệ thống phòng không Polyment-Redut.

Ngoài ra, các tàu Project 20380/20385 còn có khả năng chống ngầm rất mạnh với trực thăng săn ngầm Ka-27, hệ thống sonar kiểu mảng kéo ở phía đuôi tàu có thể phát hiện những tàu ngầm chạy êm nhất cỡ như Kilo của Nga và 8 ống phóng ngư lôi 330m.

Với hệ thống vũ khí phòng không và chống hạm, đối đất, chống ngầm như vậy, các tàu hộ vệ thuộc Project 20385 được đánh giá là là những tàu chiến mặt nước cỡ 2.000 tấn có hỏa lực mạnh và toàn diện nhất thế giới, tương đương với các khu trục hạm của châu Âu có lượng giãn nước gấp gần 4 lần.

Nguồn: Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала