Nhiều nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, trong khi ngủ bộ não của con người không nhàn rỗi mà vẫn tiếp tục làm việc dù theo cách khác. Trong giấc ngủ, bộ não sắp xếp và điều chỉnh các thông tin nhận được trong ngày, và phục hồi các chức năng của cơ thể. Hoạt động này diễn ra theo chu trình và có 2 giai đoạn — giấc ngủ chậm và giấm ngủ nhanh. Giấc ngủ chậm, hay đúng hơn giai đoạn ngủ sâu hơn và sâu nhất còn được gọi là giấc ngủ delta, giúp đầu óc của bạn thoải mái trở lại. Khi giấc ngủ delta bị vi phạm hoặc khi bị mất ngủ, bạn tỉnh dậy với cảm giác bị choáng ngợp. Các chuyên gia thường sử dụng những phương pháp khác nhau để khắc phục rối loạn giấc ngủ, cả y học và kỹ thuật, mang lại hiệu quả khác nhau.
Các nhà vật lý và sinh lý thần kinh của Nga đã phát triển công nghệ microcurrent kích thích dòng điện sinh học trong cơ thể, công nghệ này có một không hai trên thế giới, dựa trên kết quả nghiên cứu trong nhiều năm dài của các nhà thần kinh học và kỹ sư từ Viện Hoạt động Thần kinh Cấp cao thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Viện Kỹ thuật radio và điện tử mang tên Kotelnikov (IRE) và Trường Đại học vật lý kỹ thuật Matxcơva.
Một nhóm các nhà khoa học từ Viện IRE đã tiến hành nghiên cứu khoa học để đánh giá tình trạng của con người và theo dõi giấc ngủ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu sử dụng dòng điện rất nhẹ mà con người không cảm nhận thấy trong bất kỳ điều kiện, có thể điều chỉnh hoạt động của bộ não và khôi phục lại dòng chảy tự nhiên của giấc ngủ delta. Để làm như vậy, các chuyên gia sử dụng dòng điện với cường độ cực nhỏ (một phần tỷ và một phần triệu ampe), thiết bị đặt được gần lòng bàn tay. Trong phòng thí nghiệm các chuyên gia đã sử dụng thiết bị gắn vào cánh tay.
"Hiện nay trên thế giới có các loại thiết bị giúp khắc phục tình trạng mất ngủ, nhưng, các thiệt bị đó đều hoạt động theo những nguyên tắc khác và có sử dụng dòng điện hoặc từ trường mạnh hơn — một trong những nhà phát triển của thiết bị này, tiến sĩ khoa học kỹ thuật Valery Dementienko nhấn mạnh. Trước đây các nhà sinh lý học đã biết về khả năng điều chỉnh giấc ngủ bằng những phương pháp khác nhau, nhưng chưa có ai nghĩ đến phương pháp này. Chúng tôi đã thực hiện các cuộc thử nghiệm và đạt được thành công, những tác dụng đã được chứng minh ngay sau cuộc thử nghiệm đầu tiên".
Thiết bị "Sonia" dành cho sử dụng cá nhân rất giống chiếc đồng hồ đeo tay. Trên thân thiết bị có các tấm điện cực được ép vào bàn tay và tác động đến các bộ phận cần thiết. Thiết bị này sử dụng dòng điện cực nhỏ vì thế có thể hoạt động nhờ một pin đồng hồ thông thường.
Nói về hiệu quả của thiết bị mới, ông Valery Dementienko nhấn mạnh rằng, nó sẽ giúp cho những người có rối loạn giấc ngủ do các yếu tố bên ngoài: căng thẳng, cơn thử thách ngắn hạn, thay đổi múi giờ. Thiết bị này là vô ích đối với những người bị mất ngủ do rối loạn tâm sinh lý, rối loại mãn tính.
Ngoài ra, thiết bị này không giải quyết được vấn đề đi vào giấc ngủ nhanh. Các nhà khoa học bắt đầu phát triển một công nghệ giúp đi vào giấc ngủ, nhưng, có chú ý đến thời gian thực hiện các cuộc nghiên cứu và thủ tục hành chính, có thể dự đoán rằng, thiết bị này sẽ xuất hiện sau ít nhất 3 năm.
Các nhà phát triển cho biết rằng, thiết bị "Sonia" đã trải qua giai đoạn thử nghiệm và giám định, trong đó đã khẳng định rằng, về mặt kỹ thuật thiết bị này là an toàn đối với con người. Như dự kiến, thời gian tới Bộ Y tế sẽ cấp giấy phép thực hiện thử nghiệm lâm sàng để chính thức xác nhận tính hiệu quả của thiết bị và sự an toàn trong sử dụng y tế. Các nhà phát triển ước tính quá trình này sẽ kéo dài ít nhất 3 tháng. Dự kiến vào tháng Chín năm nay, thiết bị có thể xuất hiện trên thị trường và sẽ có giá 8-9 nghìn rúp.