Quyết định này của chính phủ sẽ được thông qua vào mùa hè năm 2017, theo tin từ tờ báo Nikkei. Lý do và hậu quả của quyết định này như thế nào? Chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin bình luận vấn đề này với Sputnik.
Việc triển khai ở Nhật Bản ba hệ thống AEGIS ASHORE, được trang bị radar mạnh hơn so với các tổ hợp AEGIS trên biển, sẽ có nghĩa là vấn đề phòng thủ tên lửa ở châu Á nổi lên hàng đầu, bỏ lại đầng sau vấn đề tương tự ở châu Âu.
Cùng với AEGIS ASHORE cần tính thêm thêm một số lượng đáng kể các tàu trang bị hệ thống phòng thủ chống tên lửa(ABM) , đã hoặc sẽ gia nhập hải quân Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như những tàu tương tự của Mỹ. Bên cạnh đó, hệ thốngTHAAD đầu tiên đã được bố trí ở Hàn Quốc, và con số này sẽ được tăng lên.
Nhật Bản cũng đang xem xét việc mua các tổ hợp THAAD. Điều này sẽ tạo ra một hệ thống phòng thủ tên lửa (ABM) nhiều tầng, bao gồm AEGIS trên biển, AEGIS ASHORE, và THAAD, và để bảo vệ những vị trí đặc biệt quan trọng — Patriot PAC 3.
Châu Âu không hề có kế hoạch tương tự , và họ cũng không có dự định này. Tại đây dự tính có hai tổ hợp AEGIS ASHORE ở Ba Lan và Rumania, ngoài ra, có bốn tàu phòng thủ tên lửa Mỹ tại căn cứ Rota (Tây Ban Nha). Tất nhiên, trong trường hợp của châu Âu, không có nghi ngờ rằng những khả năng chống tên lửa này là nhằm vào Nga và họ lên kế hoạch cho mục đích này ngay từ đầu.
Mối đe dọa hạt nhân của Iran đã đánh mất ý nghĩa cấp bách của nó sau khi có thỏa thuận vào năm 2015. Ngoài ra, Iran khôngsở hữu tên lửa có tầm xa cần thiết để tấn công châu Âu. Hệ thống phòng thủ tên lửa (ABM) sẽ cung cấp chiếc ô bảo vệ các lực lượng NATO khỏi các cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật trong trường hợp tiến hành chiến tranh cục bộ với Nga tại phần phía đông châu Âu.
Trong trường hợp hệ thống ABM ở châu Á, không giống như ở châu Âu, các hệ thống này là một phần phản ứng đáp trả đối với mối đe dọa thực sự hiện hữu — Bắc Triều Tiên. Nhưng nó cũng làm gia tăng đáng kể khả năng của liên minh Mỹ-Nhật Bản trong trường hợp có chiến tranh với Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo tầm trung giữ một phần quan trọng trong kho vũ khí chiến lược của Trung Quốc và là mối đe dọa trực tiếp đối với Mỹ- Nhật. Trung Quốc đã có các hành động phản ứng lại mối đe dọa từ các hệ thống phòng thủ tên lửa. Họ chế tạo những tên lửa tầm trung loại mới và hiện đại hơn, được trang bị nhiều đầu đạn. Hướng khác — đầu tư lớn vào việc phát triển sản xuất vũ khí và tên lửa hành trình siêu thanh.
Tổ hợp AEGIS ASHORE như những mục tiêu cố định, sẽ dễ dàng hứng chịu một cuộc tấn công ồ ạt bằng tên lửa hành trình và sự hiện diện của nó rất có thể sẽ kích động một cuộc tấn công như vậy. Trong trường hợp này, khả năng tài chính và sản xuất cũng cho phép Trung Quốc chống hệ thống ABM của đối phương bằng số lượng lớn tên lửa đạn đạo.
Hệ thống phòng thủ tên lửa luôn đắt tiền hơn nhiều lần so với các tên lửa đạn đạo mà nó có thể đánh chặn. Đầu tư hệ thống ABM có ý nghĩa trong hai trường hợp. Trường hợp đầu tiên — nếu đối thủ rất yếu về kinh tế và không có khả năng phát triển lực lượng tên lửa. Trường hợp thứ hai — chủ sở hữu của hệ thống phòng thủ tên lửa đang chuẩn bị cho đòn tấn công phủ đầu, có lẽ là hạt nhân. Khi đó hệ thống ABM có cơ hội để đánh chặn một số ít những tên lửa sống sót sau cuộc tấn công đầu tiên, và được phóng lên đáp trả. Do đó, việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chống lại một cường quốc lớn là bằng chứng duy nhất chứng tỏ sự hiếu chiến và dự định tấn công trước.