Trung Quốc đã tỏ ra "hoàn toàn không hài lòng" với quan điểm của G7. Đáp trả "Big Seven", Bắc Kinh kêu gọi các nước trong nhóm G7 nên tìm hiểu tình hình xung quanh Biển Đông và biển Hoa Đông và giữ lời hứa là không nên đứng về bên nào trong tranh chấp ở khu vực này.
Trên thực tế Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Ý đã khẳng định quan điểm chống Trung Quốc mà các nhà lãnh đạo nhóm "Big Seven" đã nói lên vào năm ngoái tại cuộc gặp tại Nhật Bản. Khi đó Trung Quốc đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ và tuyên bố rằng, các nước thứ ba không tham gia trực tiếp vào những tranh chấp này không nên quốc tế hóa cuộc xung đột. Trong một năm qua, tình hình ở cả hai vùng xung đột đã bớt căng thẳng một phần, tuy nhiên, điều này không được phản ánh trong bản tuyên bố của G7.
Ngay trước khi hội nghị G7, các nhà quan sát đã dự đoán rằng, hoạt động ở Italy sẽ là một trong những cuộc gặp phức tạp nhất trong nhiều năm qua. Trước hết bởi vì các bên có những quan điểm khác nhau về vấn đề thương mại toàn cầu và biến đổi khí hậu. Ví dụ, lập trường của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người lần đầu tiên tham gia diễn đàn G7, mâu thuẫn với lập trường của các thành viên khác trong câu lạc bộ "Big Seven". Nhà khoa học chính trị Mikhail Belyaev lưu ý đến điều đó:
Đức, Pháp, Anh, Ý và Canada không chỉ nằm cách xa khỏi Biển Đông và biển Hoa Đông về mặt địa lý. Đối với họ, tranh chấp lãnh thổ không phải là vấn đề quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại mà họ phải phản ứng. Điều đó đã thu hút sự chú ý của chuyên gia Alexander Lomanov từ Viện Viễn Đông:
Rõ ràng là trong nhóm "Big Seven" chỉ có hai nước Mỹ và Nhật Bản quan tâm đến vấn đề đó. Nếu nói về châu Âu và Canada, thì đây là một vấn đề xa lạ đối với họ, các quần đảo tranh chấp không ảnh hưởng đến lợi ích địa chính trị của họ, vì thế họ chỉ bàn luận về tính công bàng của trật tự thế giới. Tuy nhiên, rõ ràng là "Big Seven" đã, đang và sẽ tiếp tục thực thi chính sách cũ trong vấn đề này, bởi vì phương Tây và Mỹ cần có các đòn bẩy để gây áp lực lên Trung Quốc, để mặc cả với Bắc Kinh, để cáo buộc Trung Quốc có những hành vi sai trái. Tất nhiên, họ sẽ yêu cầu những sự nhượng bộ tương ứng. Và sự nhượng bộ đầu tiên có thể là việc yêu cầu Trung Quốc gây áp lực lên CHDCND Triều Tiên. Mặt khác cần phải thừa nhận rằng, trong vòng một năm sau Hội nghị thượng đỉnh tại Nhật Bản tình hình xung quanh Trung Quốc đã thay đổi. Mỹ và phương Tây không hài lòng với dự án Con đường tơ lụa của Trung Quốc sẽ đi qua Biển Đông và Ấn Độ Dương. Lãnh đạo G7 có nghi ngờ lớn về dự án này, họ không tỏ ý muốn hỗ trợ cho dự án này, rất có thể họ muốn ngăn chặn Trung Quốc thực hiện kế hoạch này. Chính bởi vậy các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông gây sự lo ngại của họ.