Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã nhấn mạnh tầm quan trọng việc bố trí các cảm biến phục vụ công tác nghiên cứu và khai thác tài nguyên thiên nhiên tại những khu vực biển này. Quan điểm của Trung Quốc — ý nghĩa quân sự của hệ thống đứng sau ý nghĩa dân sự.
Nhiều khả năng dự án này thực sự không có vai trò quân sự lớn. Các phương tiện của Trung Quốc tương đương SOSUS — mạng lưới khổng lồ các hydrophone quân sự và cảm biến bất thường từ tính dưới nước truyền dữ liệu cho trạm mặt đất qua cáp đặc biệt, đã tồn tại lâu nay.
Những bước làm đầu tiên xây dựng hệ thống như vậy có lẽ được Trung Quốc thực hiện sớm nhất vào những năm 1990. Tới đầu những năm 2010, Mỹ đã công bố một số công trình mô tả khá chi tiết các dự án của Trung Quốc, đặc biệt ở vùng Biển Đông. Phía Mỹ nhận định, tiềm năng phát hiện tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc tại đây đã tăng hàng chục lần.
Xây dựng mạng lưới quân sự giám sát ngầm là bước làm quan trọng hướng tới đảm bảo sự thống trị của Hạm đội Trung Quốc trong chuỗi đảo đầu tiên.
Không loại trừ cả khả năng Mỹ sẽ cố gắng phối hợp với một trong những nước Đông Nam Á bố trí hệ thống giám sát ở khu vực nào đó trên Biển Đông. Đây cũng có thể là lý do Hải quân Trung Quốc phản ứng kích động trước bất kỳ hoạt động tàu thăm dò và thủy văn của Hải quân Mỹ tại đây.
Như vậy, ở phía tây Thái Bình Dương đã có cuộc cạnh tranh ngầm khốc liệt. Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và một số nước đang gia tăng đầu tư công nghệ chiến tranh dưới mặt biển, trong đó có cả các phương tiện dưới nước điều khiển từ xa, các loại hình mìn và ngư lôi mới, hệ thống chiến tranh chống mìn.
Mọi cái đã đi quá xa để hệ thống mới được nhắc đến có thể thay đổi đáng kể chuyện gì đó. Có lẽ, đó thực sự là một hệ thống giám sát dưới nước với mục đích kép của Trung Quốc. So với các hệ thống quân sự, nó có phạm vi hoạt động nhỏ hơn và sử dụng các thành phần cảm biến khác cho phép bổ sung và tăng cường những hệ thống giám sát quân sự hiện có. Trong phần lớn các trường hợp, hệ thống mới sẽ chủ yếu hữu ích cho mục đích dân sự.