Năm 2016, ngành công nghiệp đào tạo trực tuyến toàn cầu đã thu về 51,5 tỷ USD, một con số không thể coi thường.
Trong bối cảnh đó, theo University World News, châu Á là thị trường lớn thứ hai của giáo dục trực tuyến, được dự báo sẽ đạt 12,1 tỷ USD vào năm 2018. Trong top 10 thị trường phát triển nhanh cũng có đến 7 nước châu Á, đó là Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Nepal và Pakistan. Mỗi nước đều trên 30%.
Thậm chí, theo Ambient Insight, Việt Nam còn là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất về học trực tuyến với 44.3% trong năm qua, vượt qua Malaysia (vốn đã mạnh) với 39.4%. Việt Nam được đánh giá là một quốc gia đang phát triển nhưng rất năng động trong việc bắt kịp xu hướng công nghệ toàn cầu. Những năm gần đây, học trực tuyến đã trở thành một xu hướng tại Việt Nam, nhất là ở đối tượng học sinh THPT — đối tượng được "chăm chút" nhất của ngành này, tức Kiều Oanh và hàng triệu bạn bè cùng lứa với cô bạn.
Tổng cộng trong vòng 5 năm (2011-2016), Việt Nam đứng đầu trong Top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng học trực tuyến tự tương tác với 48%, vượt cả Thái Lan và Trung Quốc. Năm 2015, đại học trực tuyến đầu tiên của Việt Nam cũng được thành lập. Sau năm đầu hoạt động, trường này có số học viên là 1.000 người từ 12 quốc gia và đào tạo được 14 khóa học. Đây là những thống kê không tưởng so với đào tạo truyền thống.
Trong khi việc đào tạo trực tuyến tại các nhà trường chính quy đang gặp nhiều khó khăn vì vấn đề máy móc công nghệ, trình độ và thời lượng giảng dạy, thì tại gia đình, học sinh Việt Nam đang chủ động tìm đến các mô hình đào tạo trực tuyến tư nhân để bổ sung kiến thức nhằm vượt qua các kỳ thi quan trọng. Để đáp ứng nhu cầu này, hàng trăm thương hiệu đào tạo trực tuyến cũng được xây dựng với hàng nghìn khóa học hướng đến các đối tượng đặc thù.
Chủ động với lộ trình học tập khoa học
"Em và các bạn vẫn vào mạng mỗi ngày nên không có gì khó hiểu khi sử dụng mạng để phục vụ học tập" — Kiều Oanh cho biết.
Hiện, cô bạn đang theo học các khóa luyện thi khối Khoa học Tự nhiên với 3 môn Vật lí, Hóa học, Sinh học cùng 4 giáo viên giàu kinh nghiệm trên HOCMAI — Hệ thống giáo dục trực tuyến có tuổi đời 10 năm. Vì chủ động lựa chọn chương trình học, Kiều Oanh hiểu rất rõ những gì mình cần thu hoạch được. Khóa học trị giá 900.000 đồng — rẻ hơn rất nhiều so với phí học thêm luyện thi ở ngoài.
Kiều Oanh chọn khung giờ học trực tuyến mỗi ngày là từ 20h đến 23h để tập trung cao độ. Diệu Loan và Quỳnh Trang, bạn thân của cô ở lớp, cũng chọn giờ học tương tự để cả ba có thể trao đổi nhóm về các vấn đề bài vở.
Ở trường của Kiều Oanh, hình thức luyện thi này khá phổ biến với nhiều lựa chọn khác nhau về khóa học và khung giờ, phụ thuộc vào điều kiện sinh hoạt của mỗi học sinh nhưng hầu hết đều vào buổi tối — thời điểm tập trung cao độ nhất. Đó cũng là lúc có nhiều tài khoản học viên cùng lên mạng trên hệ thống của HOCMAI, trao đổi bài vở dù ở cách xa nhau từ một vài đến hàng trăm cây số.
Không chỉ thế, các chương trình Kiều Oanh đang theo có một lộ trình học tập khoa học, từ ôn luyện toàn diện kiến thức, luyện mọi dạng bài đến ôn tập chọn lọc. Song song với chương trình trên lớp, Kiều Oanh và các bạn mình đã bám sát lộ trình học tập này từ giữa năm ngoái để thêm phần tự tin bước vào kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.
Giáo viên được lựa chọn cũng là những thầy cô giáo uy tín tại Hà Nội. Một điều thú vị là hầu hết thầy cô còn là… hot facebooker với hàng chục nghìn lượt theo dõi trên trang cá nhân. Điều này cũng giúp cho học sinh hiểu về trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp của mỗi giáo viên trước khi lựa chọn.
Tính đến đầu năm 2017, Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã có số lượng đăng ký đạt gần 3.000.000 thành viên, tăng thêm gần 1.000.000 thành viên so với đầu năm 2016. Con số này chưa có dấu hiệu dừng lại, cho thấy, giới trẻ đang ngày càng quan tâm và bắt kịp với xu hướng học trực tuyến — phương pháp học hiện đại nhất hiện nay cùng bạn bè thế giới.
Nguồn: Ttvn