Việt Nam tan “giấc mơ hoa” với Boeing và Airbus

© Flickr / Ronnie MacdonaldAirbus A380
Airbus A380 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Không phải Việt Nam, mà cả Airbus và Boeing đều chọn Trung Quốc làm nơi xây dựng nhà máy lắp ráp máy bay.

Hãng máy bay Pháp Airbus đã khởi công xây dựng nhà máy lắp ráp máy bay trực thăng đầu tiên tại Trung Quốc và dự kiến sẽ hoàn thành tại phía đông của thành phố cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông vào cuối năm 2018.

Nhà máy này sẽ được vận hành bởi Airbus Helicopters và Công ty Hàng không Thanh Đảo.

"Theo kế hoạch chiếc máy bay trực thăng đầu tiên sẽ được ra mắt vào giữa năm 2009", ông Guillaume Faury, Chủ tịch Airbus nói hôm 27/5, đồng thời cho biết năng lực sản xuất của dây chuyền lắp ráp sẽ vào khoảng 18 trực thăng H135 mỗi năm.

Trung Quốc đang thiếu máy bay trực thăng dân dụng cho hoạt động y tế khẩn cấp cũng như các dịch vụ khác vì sự kiểm soát chặt chẽ của quân đội đối với không phận quốc gia.

Airbus hi vọng bước đi này sẽ mở đường đón đầu thị trường máy bay tầm thấp đầy tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và góp phần làm nới lỏng dần sự kiểm soát như cách mà Đại lục đã từng thực hiện vào cuối những năm 1990 cho các chuyến bay của máy bay thương mại.

Стюардессы авиакомпании Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam
Vietnam Airlines: 569 tỷ đồng biến đâu mất?

Trước Airbus, tập đoàn Boeing của Mỹ cũng đã khởi công xây dựng một trung tâm hoàn thiện máy bay Boeing 737 với tổng công suất 100 chiếc/năm tại thành phố Châu Sơn, tỉnh Chiết Giang vào cuối tháng 3/2017.

Dự kiến sản phẩm đầu tiên của nhà máy sẽ được chuyển giao tới khách hàng ngay trong năm 2018.

Tại trung tâm hoàn thiện, máy bay Boeing 737 sẽ được lắp ráp các hệ thống giải trí trên chuyến bay và ghế ngồi.

Nhà máy ở Châu Sơn, cách Thượng Hải 287km về phía Đông Nam, cũng cung cấp các dịch vụ như sơn phủ, sửa chữa và bảo dưỡng các loại máy bay của hãng Boeing.

Với động thái trên của Airbus và Boeing, Việt Nam đã tan giấc mơ được hai "ông lớn" ngành hàng không chọn làm nơi mở nhà máy sản xuất linh kiện máy bay.

Thậm chí, khi được hỏi về cơ hội của Việt Nam có thể tham gia gia công, lắp ráp một bộ phận nào đó cho máy bay Boeing, chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới còn cho rằng, Việt Nam không nên mơ quá xa vời.

Ngay cả thông tin Việt Nam đã sản xuất được cánh tà máy bay Boeing 737, theo ông Sơn, cũng không nên quá vui mừng bởi máy bay có hàng nghìn chi tiết phức tạp, làm được một chi tiết chưa ăn thua gì.

"Dĩ nhiên đây là một hướng tốt và Việt Nam đang cố gắng đi vào nhưng đây là bộ phận nhỏ, không mang tính kỹ thuật gì ghê gớm. Hơn nữa, về mặt thiết kế, doanh nghiệp nước ngoài cũng đưa sang Việt Nam, Việt Nam cứ thế mà dập. Nhiều khi người Việt cứ mơ mộng những thứ ở đâu xa trong khi ngay cả thị trường cho chính bản thân mình có thể cạnh tranh được với Trung Quốc, thậm chí bán ngược lại Trung Quốc còn chưa làm xong. Từ cái quạt điện đến máy điều hoà, tủ lạnh… những đồ dân dụng đơn giản Việt Nam làm còn không xong, phải đi nhập, thậm chí có loại bên ngoài mác Việt Nam nhưng bên trong ra toàn hàng Trung Quốc. Những thứ đó còn chưa nghĩ đến thì liệu có thể làm được gì?", ông Sơn đặt câu hỏi.

Vị chuyên gia nhấn mạnh: "Ai cũng có quyền mơ, nhưng mơ mà không bao giờ thành hiện thực thì mơ làm gì? Đừng đặt khả năng Việt Nam thế này, thế kia bởi nói về khả năng thì Việt Nam làm được hết, vấn đề là biến khả năng thành hiện thực thì Việt Nam có làm được không? Nếu không làm được thì đừng nghĩ đến".

Nguồn: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала