Đã tới lúc ở Nga nên chấm dứt đánh giá thấp về Việt Nam

© Sputnik / Alexander Vilf / Chuyển đến kho ảnhThành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trước thềm chuyến thăm Nga của Chủ tịch Việt Nam được dự kiến vào cuối tháng Sáu, phải lấy làm tiếc khi ghi nhận rằng, ở Nga Việt Nam còn bị đánh giá thấp trong quan hệ thương mại kinh tế.

Trong một số cơ quan chính phủ Nga có trách nhiệm thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại giữa hai nước vẫn chưa bám rễ nhận thức về thực tế Việt Nam ngày nay đối với Nga không còn là một đối tác nhỏ như thời Liên Xô.

Việt Nam giờ đây là một thành viên có ảnh hưởng của cộng đồng quốc tế, một trong những nước phát triển nhanh nhất trong khu vực ASEAN, hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới và có vai trò đối tác đầy đủ trong quan hệ với các cường quốc lớn. Tuy nhiên, cấp độ quan hệ kinh tế thương mại Nga-Việt vẫn còn thấp, không đáp ứng được lợi ích và xa vời tiềm năng của cả hai nước. Kim ngạch 10 tỷ USD được lên kế hoạch đạt năm 2020 thấp hơn nhiều lần so với hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và một số nước khác.

Trong buổi tiếp Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga ngày 21 tháng 5, Chủ tịch Việt Nam tuyên bố ông coi sự phát triển quan hệ với Nga là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính sách đối ngoại. Còn Tổng thống Nga Putin đã ký từ ngày 17 tháng 5 năm 2012 sắc lệnh đề cao Việt Nam như đối tác quan trọng nhất của Nga ở châu Á bên cạnh Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, theo một trong những chuyên gia Nga hàng đầu về Việt Nam, ông Grigory Lokshin, có mọi lý do để cho rằng một số cơ quan chính phủ Nga có trách nhiệm thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại với Việt Nam tỏ ra thờ ơ với sắc lệnh này.

Tất nhiên, hai nước có những thí dụ điển hình về sự hợp tác hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí. Đó là Vietsovpetro trên thềm lục địa Việt Nam và Rusvietpetro ở vùng Viễn Bắc của Nga. Mặt khác, loạt sự kiện diễn ra trong những năm gần đây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển quan hệ đối tác. Đặc biệt là việc Việt Nam ngừng dự án đầy tham vọng hợp tác với Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Ảnh hưởng đến quyết định này có những yếu tố như tai nạn nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima, Nhật Bản, và ở nhà máy Formosa của Đài Loan ở miền Trung Việt Nam, cũng như việc dự án gia tăng chi phí: từ 8 tỷ đô la khi ký hợp đồng lên 18 tỷ. Dự án hạt nhân tương tự với Nhật Bản cũng phải ngừng lại vì những lý do nêu trên. Việt Nam đã chọn phương hướng khai thác các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời và gió. Điều này được khẳng định bởi các thỏa thuận ký giữa đại diện Việt Nam với giới kinh doanh Mỹ trong chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.

Về phía nhà chức trách Nga, có tới hai chục dự án đã được đề soạn và tuyên bố là "ưu tiên" hợp tác thực tế đang bị "xếp vào tủ", có nghĩa bị dừng lại ở cấp độ bản tuyên bố dự định. Ba trăm nhà máy xây dựng tại Việt Nam bằng viện trợ từ thời Liên Xô không được hiện đại hóa, đang tiếp tục làm việc trên các thiết bị cũ. Các cơ  quan của Nga góp phần yếu đuối để làm quen cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với giới kinh doanh Nga và mối quan tâm của họ.

Tất cả điều này đã được đề cập tại hội thảo khoa học diễn ra gần đây tại Viện Kinh tế Viện Hàn lâm khoa học Nga ở Moskva. Hoạt động có sự tham dự của đại diện các cơ quan Nga trực tiếp liên quan đến hợp tác kinh tế thương mại với Việt Nam. Hy vọng rằng những kết luận được hội thảo đưa ra sẽ giúp họ xây dựng lại, đi từ những lời sáo rỗng tới hành động cụ thể mà các nhà lãnh đạo hai nước đã nhắm mục tiêu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала