Hermitage - một trong ba viện bảo tàng hấp dẫn nhất thế giới

© Sputnik / Alexei DanichevHermitage
Hermitage - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hermitage là một trong ba viện bảo tàng hấp dẫn nhất thế giới và là bảo tàng hấp dẫn nhất ở châu Âu theo đánh giá của người sử dụng cổng thông tin du lịch TripAdvisor

Đây là bảng xếp hạng đánh giá bầu chọn của hàng triệu người hâm mộ du lịch lữ hành từ khắp các nước trên thế giới. "Hermitage" duy trì được chỗ đứng sáng giá của mình, bỏ lại đằng sau những viện bảo tàng lừng lẫy như Bảo tàng Louvre ở Paris, Bảo tàng Prado ở Madrid.

Lịch sử viện bảo tàng lớn nhất của Nga và một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới bắt đầu từ những bộ sưu tập nghệ thuật cá nhân của Nữ Hoàng Catherine II, người trị vì nước Nga trong thế kỷ 18.

Dành cho bộ sưu tập của bậc vương giả đã ngăn riêng một khu trong tòa cung điện đặc biệt có tên Hermitage, dịch từ tiếng Pháp có nghĩa là "biệt điện hiu quạnh". Từ đó mà thành tên của Viện Bảo tàng ngày nay. Năm 1852, từ phần lớn bộ sưu tập khá phân tán, người ta đã tập hợp lại và mở cửa cho công chúng được vào thưởng thức Cung hoàng gia «Hermitage».

Hiện nay, Bảo tàng sở hữu bộ sưu tập giàu có nhất, gồm khoảng ba triệu tác phẩm nghệ thuật và di sản của văn hóa thế giới. Tranh vẽ, đồ họa, tượng điêu khắc, các sản phẩm nghệ thuật mỹ nghệ thực dụng, hiện vật phát kiến khảo cổ học và vật liệu sưu tập tiền. Trong số đó có không ít những kiệt tác thực sự mang tầm cỡ thế giới.

«Hermitage» trải ra trên diện tích rộng lớn. Trong quần thể nhà chính của bảo tàng tọa lạc ở trung tâm Saint-Peterburg có Cung điện Mùa đông — dinh đại lễ của các hoàng đế Nga, các tòa nhà Tiểu, Cựu và Tân Hermitage, còn thêm một số cung điện và những tòa nhà khác.

Du ngoạn theo các gian của «Hermitage», ta có lúc thấy mình đang ở xứ Ai Cập cổ đại, Hy Lạp cổ đại, hoặc La Mã cổ đại. Tập hợp hội họa Tây Âu gồm sáng tác của các họa sĩ thế kỷ XIII-XX. Trong «Hermitage» trưng bày tác phẩm của những bậc thầy nghệ thuật thời kỳ Phục Hưng như Leonardo da Vinci, Rafael, Giorgio, Tiziano. Bộ sưu tập tranh Tây Ban Nha của «Hermitage» có số lượng lớn nhất ở bên ngoài Tây Ban Nha. Một gian riêng trong Bảo tàng «Hermitage» được dành cho bậc thầy nổi tiếng vẽ chân dung là danh họa người Hà Lan Rembrandt. Trong số những tác phẩm của họa sĩ Hà Lan vĩ đại có bức tranh «Danae», một trong những hiện vật giá trị nhất của «Hermitage». 

Một phần quan trọng của «Hermitage» là bộ sưu tập tranh về các anh hùng năm 1812.Tại đây giới thiệu 322 tấm chân dung của các tướng lĩnh người Nga đã tham gia Chiến tranh Vệ quốc chống lại quân đội Napoleon. Những tấm chân dung này là thành quả lao động nghệ thuật của họa sĩ Anh nổi tiếng George Dawe và trợ lý của ông.

Trong «Hermitage» còn có những hiện vật, không chỉ là tác phẩm nghệ thuật, mà còn mang giá trị khoa học và kỹ thuật đặc biệt. Chẳng hạn, chiếc đồng hồ «Chim công». Đây không chỉ đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt hảo mà còn là điều kỳ diệu về kỹ thuật, thậm chí nếu xét theo thước đo của thời nay. Khi đồng hồ được vặn dây cót, những chiếc chuông gắn bên trong bắt đầu gióng lên điểm thời gian, và đến thời khắc nào đó, con chim công trở nên sống động, ngẩng đầu nhìn quanh bằng đôi mắt ngọc long lanh và xòe rộng chiếc đuôi dài diễm lệ. Chiếc đồng hồ sản phẩm Anh quốc này do Nữ hoàng Ekaterina II tặng cho một trong những sủng thần của bà là Quận vương Potemkin-Tavrichesky. Tuy nhiên, bộ máy đồng hồ vi diệu đã không chịu nổi dằn xóc trong quá trình vận chuyển và bị hư hại. Quận vương đã giao phó cho người thợ Nga bậc thầy nghệ nhân Kulibin sửa chữa chiếc đồng hồ vô song. Trong quá trình sửa chữa Kulibin không những phục hồi mà còn hoàn thiện cơ cấu bên trong, và thế là đã 300 năm chiếc đồng hồ đẹp tuyệt vời chạy liên tục báo giờ chính xác.

Đồng hồ được lên giây mỗi tuần một lần, vào ngày thứ Tư ngay sau chính ngọ. Đến thời điểm này, trong "Hermitage" thường có hàng người xếp dài để được chiêm ngưỡng "Chim Công" tuyệt đẹp. Đôi khi, hàng người "xem công" kéo dài đến tận Cột Aleksandry — cây cột được dựng lên vào năm 1834 ở chính giữa Quảng trường Cung điện để vinh danh chiến thắng của quân đội Nga trước Napoléon. Đây là cây cột đá nguyên khối cao nhất thế giới. Chiều cao của cột Aleksandry là xấp xỉ 50 mét. Để dựng được cây cốt theo chiều thẳng đứng trên đọa bàn này đã huy động sức lực của 2.000 binh sĩ và 400 công nhân. Cần lưu ý rằng kỳ quan này vươn thẳng chót vót mà không hề có ốc vít gì đặc biệt. Cây cột dựng theo chiều dọc được giữ vững bởi trọng lực của chính nó là 600 tấn, và nhờ tính toán kỹ thuật tinh vi chuẩn xác.

Nhờ có bộ sưu tập phong phú những tác phẩm nghệ thuật và kiến trúc tuyệt diệu, "Hermitage" không phải lần đầu tiên giành thứ hạng cao nhất trong bảng xếp bậc uy tín du lịch. Tuy nhiên, cả một số Bảo tàng ở Matxcơva và các thành phố Nga cổ khác cũng hoàn toàn đủ sức giành những thứ bậc cao tiếp theo, bởi sở hữu những bộ sưu tập hiện vật thực sự độc đáo.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала