Dự luật đã nhận được ủng hộ từ hai đảng và bây giờ cả hai viện của Quốc hội Mỹ cần đưa ra biểu quyết và có chữ ký của Tổng thống Donald Trump.
Theo ý kiến của Thượng viện: cần áp đặt các biện pháp hạn chế đối với Matxcơva vì tham gia vào các cuộc chiến tranh ở Ukraina và Syria, cũng như vì cáo buộc Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm 2016.
Khả năng hợp pháp hóa dự luật sau khi biểu quyết sẽ như thế nào và nó có thể ảnh hưởng ra sao đến việc thực hiện các thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Tehran (INP)?
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik Persian, Hassan Beheshtipour, nhà bình luận chính trị Iran về chính trị quốc tế, chuyên gia hạt nhân và đồng thời là người dẫn chương trình tiếng Anh của kênh truyền hình Press TV đã dự đoán và đánh giá tình hình này. Ông nhận xét:
Tất nhiên, những biện pháp trừng phạt mà họ muốn áp đặt đối với Iran về cơ bản là trái với các nguyên tắc của SVPD (kế hoạch hành động toàn diện — còn được biết đến với tên gọi " thỏa thuận Iran" — Sputnik). Nếu chúng ta còn nhớ, thỏa thuận hạt nhân nói rằng nếu Iran đáp ứng các điều kiện cần thiết dưới sự kiểm soát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), thì không nên áp đặt bất kỳ biện pháp hạn chế nào; các bên ký kết thỏa thuận cần chuyển động theo hướng hợp tác. Hoa Kỳ là một trong các nước ký kết văn bản này. Nhưng người Mỹ, hay đúng hơn là các Thượng nghị sĩ, không chỉ thể hiện không có sự hợp tác, mà hành động phá đám của họ còn nhằm tới phá hoại sự hợp tác quốc tế. Ở đây, chính đại diện tổ chức vận động hành lang của Israel trong Thượng viện Mỹ đóng vai trò quan trọng. Nhưng điều đáng ngạc nhiên nhất ở đây là đại đa số phe Cộng hòa ủng hộ việc áp dụng biện pháp trừng phạt chống lại Iran, còn chống lại Nga — lại là những Thượng nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ.
Phe Cộng hòa, như thường nói, với mục đích"giết hai con thỏ bằng một viên đạn" và nhận được sự ủng hộ của những người từ đảng Dân chủ, đã chủ ý gộp sáng kiến về biện pháp trừng phạt chống Nga vào dự luật về lệnh trừng phạt chống Iran. Nhưng liệu sáng kiến điên cuồng này sẽ thành công đến mức nào, hiện giờ rất khó đánh giá.
Nếu Quốc hội thông qua dự luật, và tổng thống Donald Trump sẽ đặt bút ký, thì điều đó sẽ chẳng khác gì một sự ô nhục đối với Hoa Kỳ. Bởi vì đã có một thỏa thuận rằng tất cả các bên ký kết sẽ di chuyển theo hướng hợp tác, chứ không phải làm cái việc nhẫn tâm giận dữ và đưa ra các biện pháp trừng phạt mới dưới cái cớ rất vô lý: sự can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ, hỗ trợ cho chủ nghĩa khủng bố và vi phạm các quyền và tự do.
Một động thái như vậy của Mỹ sẽ chỉ dẫn dắt họ đến tình trạng cô lập trên chính trường quốc tế.
Người Mỹ đã từng vi phạm nhiều giao dịch và thỏa thuận quốc tế. Họ không thể công khai phá vỡ thỏa thuận hạt nhân, bởi vì họ biết rằng bản thân họ sẽ nhận lại phản ứng đáp trả nghiêm trọng nhất từ phía Iran.
Điều quan trọng cần lưu ý rằng sự hợp tác chặt chẽ giữa Iran và Nga có thể trên thực tế là một chất xúc tác mạnh mẽ cho các biện pháp trừng phạt mà họ muốn áp đặt chống lại chúng ta.