“Cỗ xe” kinh tế Việt Nam không trơn tru nếu thiếu liên kết

© Ảnh : pixabay.comTP Hồ Chí Minh
TP Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nếu ví nền kinh tế Việt Nam như một chiếc xe thì nó sẽ không hoạt động trơn tru nếu thiếu hoặc không có liên kết. Vì vậy, việc kết nối giữa doanh nghiệp (DN) trong nước với DN vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn nhiều việc phải làm.

Thủ tướng phát biểu khai mạc Hội nghị các Bộ trưởng Phụ trách Thương mại APEC lần thứ 23 (MRT 23), sáng 20/5 - Sputnik Việt Nam
APEC có vai trò thế nào với nền kinh tế Việt Nam?
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông đã nhấn mạnh về việc cần thiết tăng cường kết nối, chủ động hội nhập và hỗ trợ giữa hai khu vực FDI và DN trong nước với các đối tác hợp tác nước ngoài tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2017 (VBF) diễn ra ngày 16/6 với chủ đề "Tăng cường liên kết khu vực đầu tư nước ngoài với đầu tư trong nước trong bối cảnh mới của nền kinh tế".

Ông Đông nói: Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu và ngày càng mở rộng, vừa mang đến cơ hội và thách thức cho các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế mở như Việt Nam thách thức sẽ cực kỳ lớn.

Những lo ngại sự phát triển không đồng đều giữa khu vực FDI và trong nước ngày càng gia tăng, cũng như mức độ lan tỏa và chuyển giao công nghệ ngày càng lớn… Vấn đề này đang đặt ra nguy cơ xung đột về thu hút vốn FDI tại Việt Nam với khu vực DN trong nước.

Về xu hướng quốc tế, lãnh đạo Bộ KH&ĐT nhấn mạnh: Cách mạng khoa học công nghệ hướng nhân loại vào xã hội thông tin và kinh tế tri thức, điều này có nghĩa lợi thế không còn thuộc về những nước có lao động giá rẻ, mà nghiêng về lao động tri thức.

Tp. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Biến động kinh tế thế giới 2017 có gây “sóng gió” cho Việt Nam?

"Ba thập kỷ vừa qua, kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa vào lao động giá rẻ, khai thác tài nguyên… trong bối cảnh này, liên kết, bổ sung, hỗ trợ các khu vực DN là điều cần thiết. Nếu ví nền kinh tế Việt Nam như một chiếc xe thì nó sẽ không hoạt động trơn tru nếu thiếu hoặc không có liên kết. Vì vậy, việc kết nối giữa doanh nghiệp (DN) trong nước với DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn nhiều việc phải làm", Thứ trưởng Đông cho biết.

Ông Kyle F.Kelhofer, Giám đốc Quốc gia cấp cao Tổ chức Tài Chính Quốc tế (IFC) tại Việt Nam, Lào, Campuchia cho rằng: Cải cách môi trường kinh doanh thân thiện với các DN tại mọi cấp độ của cơ quan nhà nước, thực tế đã đạt được những kết quả thay đổi ngay sau khi Chính phủ gặp gỡ DN.

"Việt Nam phải thay đổi cải thiện môi trường kinh doanh đầu tư, liên kết giảm chi phí đầu tư, kinh doanh để tăng trưởng bền vững", ông Kelhofer nói. "Chúng ta đang có cơ hội mang tính lịch sử để dẫn dắt toàn cầu của chúng ta. Chúng ta có thể tìm biện pháp cụ thể đối mặt với điều kiện thay đổi bên ngoài để nâng cao cạnh tranh của Việt Nam. Bây giờ cần làm thế nào để hành động và đạt được kết quả", ông Kelhofer khuyến nghị.

Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Những động cơ nào giúp kinh tế Việt Nam tăng tốc năm 2017?
Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Hiện khu vực FDI đã đóng góp lớn cho kinh tế Việt Nam, tuy nhiên điểm đáng lo ngại là các DN tư nhân cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho DN FDI rất hạn chế.

"Chỉ có khoảng 14% doanh nghiệp tư nhân đang có khách hàng là các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam. Tín hiệu tích cực là con số này có dấu hiệu cải thiện theo thời gian, dù rất chậm chạp. Chỉ 26,6% đầu vào của FDI được mua tại Việt Nam, trong đó một tỷ lệ đáng kể lại là mua thì chính các doanh nghiệp FDI khác", ông Lộc dẫn chứng.

 

Nguồn: Dân trí

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала