Theo tác giả bài báo, đứng sau "chính sách săn phù thủy" là cuộc tranh giành giữa nền chính trị đối ngoại đế quốc của Mỹ và ông Trump với thiên hướng cùng Nga cải thiện quan hệ.
Để tăng cường thêm cho chiến dịch, người ta rót cho công chúng "những ngôn từ kinh dị và gây sốc đầy dối trá" về một đất nước có thể thao túng bầu cử ở một quốc gia khác. Nhưng theo chính tác giả bài báo thì việc hệ thống bầu cử Mỹ được trình bày như một mô hình dân chủ lại là sự gian lận quá rõ ràng.
"Đây là một hệ thống hợp pháp cho phép các siêu đầu sỏ tài chính giàu có mua chuộc các ứng cử viên, đảng phái và bầu cử," — ông viết.
Nếu nói về sự thao túng bầu cử ở các nước khác thì "tầng lớp cầm quyền, các phương tiện truyền thông và con rối chính trị của Mỹ biết rất rõ những chuyện đó là gì. Mỹ là thủ lĩnh thế giới về can thiệp bầu cử ở các nước," — tác giả bài báo cho biết có trích dẫn số liệu nghiên cứu. Trong giai đoạn 1946-2000, Mỹ đã 81 lần can thiệp vào quá trình bầu cử ở nước khác. Trong số này không bao gồm các hoạt động lật đổ chế độ và đảo chính quân sự diễn ra ở những nước đã bầu chọn ứng cử viên không mong muốn đối với Mỹ, chẳng hạn như Iran, Congo, Guatemala, Chile và v.v… Thực tế, như tờ báo nhận xét, chính phủ Mỹ và các tay sai đã không để cho ai được yên, kể cả các đồng minh danh nghĩa.
Tuy nhiên theo tác giả có một trường hợp đặc biệt đáng chú ý trong danh sách "sự trắng trợn lộ liễu" đã xảy ra với chính nước Nga. Năm 1996, Boris Eltsin tranh cử nhiệm kỳ thứ hai. Nhà Trắng và Tổng thống Bill Clinton đã tiến hành chiến dịch lớn hỗ trợ nhà lãnh đạo này, hỗ trợ "chế độ mại bản được thành lập trước hết để giám sát sự sụp đổ của Liên Xô và sự trở lại của chủ nghĩa tư bản." Thật trớ trêu là bà Hillary Clinton, người được cho là nạn nhân các cuộc tấn công mạng từ Nga hiện tại lúc đó đang là đệ nhất phu nhân của vị tổng thống Mỹ từng nhúng tay can thiệp bầu cử Nga cách đây 20 năm.
Vào lúc tuyên bố tranh cử nhiệm kỳ hai, ông Eltsin là một trong những nhân vật bị khinh miệt nhất ở Nga, trong đó có lý do hoạt động tư nhân hóa nền kinh tế Nga và những hậu quả thảm khốc: GDP giảm 50%, lạm phát phi mã, tham nhũng và tội phạm gia tăng, ngành y tế xuống dốc, cạn kiệt lương thực và nhiên liệu, không thanh toán tiền lương và lương hưu, mức sống giảm và cuộc chiến ở Chechnya.
Phe đối lập mạnh tới mức năm 1993, ông Eltsin phải dùng nghị định độc tài giải thể quốc hội và nhờ cậy quân đội trấn áp biểu tình, theo tác giả bài viết, làm khoảng hai nghìn người chết.
"Cái gọi là người hùng dân chủ này đã được Mỹ hỗ trợ trong cuộc bầu cử năm 1996," — tờ báo viết.
Theo nhà báo, giới thân cận của ông Eltsin đã kêu gọi ông hủy hoặc hoãn bầu cử vì sợ chiến thắng rơi vào tay đối thủ Gennady Zyuganov. Nhưng các "cán bộ chính trị Mỹ đã được cử tới để cứu Eltsin trước thất bại có thể xảy ra." Hoạt động đặc biệt này thậm chí không bị ai che giấu: sau chiến thắng của Eltsin, tạp chí Time đã có trang bìa và bài viết chi tiết việc Joe Shumate, George Gorton và Richard Dresner đã làm việc như thế nào với Eltsin.
This new Time cover will probably age as well as the '96 Time cover claiming US consultants somehow sealed Yeltsin's victory. pic.twitter.com/M4z1GhRwZR
— Casey Michel (@cjcmichel) 19 May 2017
Không rõ vai trò của ông Clinton, nhưng trợ lý của ông sau này kể rằng Tổng thống Mỹ nói ông muốn Eltsin chứ không phải Zyuganov đắc cử, trực tiếp theo dõi các dữ liệu thăm dò dư luận, gọi điện cho Eltsin và hướng dẫn cách tiến hành chiến dịch — thực sự trở thành một cố vấn chính trị của Tổng thống Nga.
"Câu chuyện nhấn mạnh tính đạo đức giả tuyệt đối của CIA, Đảng Dân chủ và các phương tiện truyền thông đang cố gắng kích động sự cuồng loạn bài Nga, chuẩn bị gây hấn chống lại Nga với lý do sự can thiệp vào thứ vốn là di sản lịch sử của Mỹ — xác định kết quả bầu cử ở các nước khác," — tác giả của World Socialist Web Site kết luận.