Đó là nhận xét của ông Mike Zenko chuyên viên nghiên cứu cao cấp từ Hội đồng Quan hệ đối ngoại, đăng trên tờ New York Times.
Báo cáo chiến sự tháng Sáu của Ban chỉ huy trung tâm lực lượng vũ trang Mỹ thừa nhận rằng do các cuộc không kích đã có ít nhất 484 thường dân thiệt mạng. Nhưng các chuyên gia độc lập nêu con số cao hơn nhiều. Chẳng hạn, theo ý kiến của nhóm quan sát viên Airwars, những trận ném bom của liên minh đã giết hại gần 4 nghìn người.
Một trong những nguyên nhân gia tăng con số thương vong dân sự khổng lồ này là do thực tế Hoa Kỳ thời Trump bắt đầu ném bom nhiều hơn. So với những tháng cuối nhiệm kỳ Tổng thống của Barack Obama, chỉ số này đã tăng thêm 20%. Thiệt hại dân sự tăng lên còn bởi những trận giao tranh cơ bản đã chuyển tới các trung tâm đô thị lớn. Các chiến binh của "Nhà nước Hồi giáo" thường lợi dụng những tòa chung cư làm trạm chỉ huy, kho chứa vũ khí và vị trí hỏa lực, tạo khả năng đẩy tăng thương vong dân sự. Nhưng cũng đã xuất hiện những yếu tố khác, đáng báo động hơn nữa, — chuyên viên Zenko nhận xét.
Một trong những nguyên nhân gia tăng con số thương vong dân sự khổng lồ này là do thực tế Hoa Kỳ thời Trump bắt đầu ném bom nhiều hơn. So với những tháng cuối nhiệm kỳ Tổng thống của Barack Obama, chỉ số này đã tăng thêm 20%. Thiệt hại dân sự tăng lên còn bởi những trận giao tranh cơ bản đã chuyển tới các trung tâm đô thị lớn. Các chiến binh của "Nhà nước Hồi giáo" thường lợi dụng những tòa chung cư làm trạm chỉ huy, kho chứa vũ khí và vị trí hỏa lực, tạo khả năng đẩy tăng thương vong dân sự. Nhưng cũng đã xuất hiện những yếu tố khác, đáng báo động hơn nữa, — chuyên viên Zenko nhận xét.
"Quân đội Hoa Kỳ đã tham gia vào 95% những cuộc không kích ở Syria và 68% — tại Iraq. Ban chỉ huy trung tâm phải chịu trách nhiệm về lỗi sai trong hành động của chính họ chứ không nên gán tội cho người khác", — chuyên gia nhấn mạnh.
Các nghị sĩ Mỹ cũng lưu ý tìm kiếm nguyên nhân gốc rễ của thương vong dân sự, nhưng lại chỉ trừng phạt các quan chức quân sự cấp thấp. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ chẳng làm gì để đảm bảo rằng những sai sót đã phạm sẽ được tính đến khi vạch kế hoạch cho chiến dịch mới. Trong khi đó, vừa đòi hỏi Lầu Năm Góc báo cáo về những bước đi đã thực thi nhằm giảm thương vong dân sự, họ vừa phân bổ kinh phí cho chương trình nâng cao trình độ của sĩ quan liên minh và tiến hành điều trần chẳng đi đến đâu về vấn đề này.
"Kể từ khi 22.000 trận ném bom bắt đầu cuộc không chiến này, các chỉ huy quân sự liên tục khẳng định rằng họ "làm tất cả những gì có thể" để bảo vệ thường dân. Tất nhiên việc thực hiện lời hứa này không chỉ là đúng đắn mà còn là thành tố quan trọng của chiến lược lâu dài nhằm chiến đấu hiệu quả chống chủ nghĩa khủng bố", — chuyên viên Mike Zenko kết luận.