Mỹ với “cuộc chiến siêu cường” toàn cầu

© AFP 2023 / PETRAS MALUKASMembers of the US Army 1st Brigade, 1st Cavalry Division, prepare Stryker Armored Vehicles at the railway station near the Rukla military base in Lithuania. (File)
Members of the US Army 1st Brigade, 1st Cavalry Division, prepare Stryker Armored Vehicles at the railway station near the Rukla military base in Lithuania. (File) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các cuộc chiến tranh đẫm máu và các cuộc đảo chính để thay đổi chế độ là vũ khí của Mỹ. Các đế chế thuộc địa châu Âu bị đánh bại đã bị thay thế bởi chính phủ mà Mỹ mong muốn và phối hợp hành động với tư cách đồng minh của Mỹ, Unz Review phân tích.

Mỹ đã bắt tay vào xây dựng một đế chế trên toàn cầu kể từ trong và sau Thế chiến II. Mỹ cũng đã can thiệp trực tiếp vào cuộc nội chiến ở Trung Quốc, thiết lập các chế độ tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan.

Theo Unz Review, việc xây dựng đế chế của Mỹ có cả thành công lẫn thất bại, trong khi mục tiêu chiến lược vẫn giữ nguyên, đó là ngăn chặn chủ nghĩa xã hội và các chính phủ thế tục dân tộc và áp đặt chế độ chư hầu phù hợp với lợi ích Mỹ.

Công thức xây đế chế

Các cuộc chiến tranh đẫm máu và các cuộc đảo chính để thay đổi chế độ là vũ khí của Mỹ. Các đế chế thuộc địa châu Âu bị đánh bại đã bị thay thế bởi chính phủ mà Mỹ mong muốn và phối hợp hành động  với tư cách đồng minh của Mỹ.

Unz Review nhận xét, ở bất kỳ nơi nào có thể, Mỹ phụ thuộc vào các quân đội đánh thuê được huấn luyện, trang bị và chỉ đạo bởi các cố vấn của Mỹ nhằm tiến hành các cuộc chinh phạt mang tính đế quốc. Khi cần thiết, thường là khi chế độ và quân đội chư hầu không thể đánh bại lực lượng vũ trang nhân dân, Mỹ lại đưa quân can thiệp trực tiếp.

Các nhà chiến lược đều tìm cách can thiệp và chinh phục đất nước mà họ nhắm tới. Khi không đạt được mục tiêu lớn nhất, họ lại tiến hành chính sách bao vây để cắt mọi mối liên lạc giữa các trung tâm cách mạng với các chiến dịch xung quanh. Ở nước nào ngăn chặn thành công các cuộc chinh phạt, các đế quốc lại áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và cấm vận để làm suy yếu nền tảng kinh tế của chính phủ đó.

© REUTERS / Ammar AwadMỹ có mặt tại hầu khắp các điểm nóng trên thế giới
US. army soldiers stand next a military vehicle in the town of Bartella, east of Mosul, Iraq, December 27, 2016 - Sputnik Việt Nam
Mỹ có mặt tại hầu khắp các điểm nóng trên thế giới
© Ảnh : Public DomainTên lửa tầm trung “Tomahawk”
Tên lửa tầm trung “Tomahawk” - Sputnik Việt Nam
Tên lửa tầm trung “Tomahawk”

Các đế chế thường không được xây dựng trong một ngày, vào tuần hay vài tháng. Các thỏa thuận và hiệp định tạm thời được ký kết và lại bị phá vỡ vì các thiết kế của đế chế vẫn là điều quan trọng.

Theo Unz Review, các đế chế sẽ cố gắng gây chia rẽ nội bộ ở các nước đối thủ và kích động các cuộc đảo chính ở các nước láng giềng. Các đế chế này cũng xây dựng một mạng lưới các tiền đồn quân sự trên toàn cầu, tiến hành các chiến dịch bí mật và các liên minh trong khu vực theo đường biên giới của các chính phủ để giành lấy sức mạnh quân đội.

Sau các cuộc chiến tranh thành công, các trung tâm đế quốc thống trị thị trường và nền sản xuất, nguồn tài nguyên và lao động. Tuy nhiên, qua thời gian, các thách thức chắc chắn sẽ xuất hiện từ cả các chế độ độc lập và phụ thuộc. Các kẻ thù và các đối thủ cạnh tranh giành được thị trường và nâng cao khả năng của quân đội. Trong khi một số nước nhỏ có thể chọn lựa hy sinh chủ quyền quân sự và chính trị để phát triển kinh tế độc lập, các nước khác lại muốn giành sự độc lập chính trị.

Động lực của các nước đế quốc ẩn chứa nhiều mâu thuẫn, liên tục thách thức và làm thay đổi đường biên của đế chế.

Unz Review đánh giá, Mỹ đã dành nhiều nguồn lực để duy trì sự vượt trội về mặt quân sự với các nước chư hầu, nhưng lại bị suy giảm mạnh về thị trường toàn cầu, đặc biệt là với tốc độ tăng trưởng chóng mặt của các nền kinh tế mới nổi. Cuộc cạnh tranh  kinh tế buộc các nước đế quốc phải tái điều chỉnh trọng tâm của các nền kinh tế.

Các ngành công nghiệp từ các nước này cũng chuyển dần sang nước ngoài để tìm kiếm nguồn lao động rẻ mạt. Các ngành tài chính, bảo hiểm, bất động sản, thông tin liên lạc, quân đội và an ninh đã thống trị nền kinh tế trong nước. Môt chu kỳ luẩn quẩn đã được tạo ra, với sự xói mòn cơ sở sản xuất, siêu cường ngày càng phụ thuộc vào quân sự, tài chính và xuất khẩu các hàng hóa tiêu dùng.

Ngay sau Thế chiến II, Mỹ đã kiểm tra sức mạnh quân sự của mình thông qua các cuộc can thiệp quân sự. Trước tiên là Liên Xô và sau này là Trung Quốc, việc xây dựng đế chế ở khu vực châu Á thời kỳ hậu thuộc địa đã bị ngăn chặn hoặc bị đánh bại về mặt quân sự. Quân đội Mỹ đành tạm thời thừa nhận sự bế tắc ở Hàn Quốc sau khi khiến hàng triệu người thiệt mạng.

Sự thất bại của Mỹ ở Trung Quốc đã dẫn đến việc phe Quốc dân đảng phải chạy sang Đài Loan. Tương tự, sự cưỡng chế và sự ủng hộ về vật chất từ đất nước siêu cường xã hội chủ nghĩa Liên Xô đã khiến Mỹ phải rút lui khỏi Đông Dương. Để đáp trả, Mỹ đã viện đến các biện pháp kinh tế để bóp nghẹt các chính phủ cách mạng ở các nước.

Siêu cường vô đối

Cùng với sức mạnh ngày càng lớn của các đối thủ kinh tế ở bên ngoài và sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào sự can thiệp quân sự trực tiếp, Mỹ đã hưởng lợi từ việc Liên Xô tan rã và Trung Quốc đi theo con đường phát triển theo hướng cải cách mở cửa vào đầu thập niên 1980 và 1990.

Mỹ đã mở rộng ảnh hưởng tại các khu vực Baltic, Đông Âu và Trung Âu, các nước Balkan. Các chiến lược gia đã xây dựng đế chế đơn cực, một đất nước không có đối thủ. Các cuộc chiến tranh sẵn sàng được thực hiện chống lại các đối thủ, những nước thiếu đồng minh mạnh mẽ trên toàn cầu.

© AP Photo / Andreea Alexandruxe tăng NATO
xe tăng NATO - Sputnik Việt Nam
xe tăng NATO

Các nước ở Đông Á, Trung Đông và Bắc Phi đều là mục tiêu của Mỹ. Nam Mỹ cũng từng nằm dưới sự kiểm soát của siêu cường. Trong khi Trung Quốc được coi là cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng giá rẻ cho người Mỹ và giúp các công ty đa quốc gia của Mỹ thu được nhiều lợi nhuận. Không giống đế chế La Mã, những năm 1990 không phải là khúc dạo đầu cho một nước Mỹ không bị thách thức trong thời gian dài. Kể từ khi các học giả theo chủ nghĩa đơn cực theo đuổi các cuộc chiến tranh tốn kém và họ không thể dựa vào sự phát triển của các nước vệ tinh với nền kinh tế công nghiệp đang trỗi dậy để thu được lợi nhuận, sức mạnh toàn cầu của Mỹ đã bị xói mòn.

Sự tan vỡ của chủ nghĩa đơn cực

10 năm đầu thế kỷ XXI, tầm nhìn của một đế chế đơn cực không bị thách thức đang dần sụp đổ. Sức mạnh của Trung Quốc đã mở rộng ra cả nước ngoài thông qua đầu tư, thương mại và thu mua. Trung Quốc đã thay thế Mỹ trở thành đối tác thương mại hàng đầu ở châu Á và là nước xuất khẩu các hàng hóa sơ cấp từ Mỹ Latin và châu Phi.

Trung Quốc trở thành nhà sản xuất hàng đầu thế giới và là nhà xuất khẩu hàng tiêu dùng sang Bắc Mỹ và EU.

Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI đã chứng kiến sự lật đổ hay thất bại của các nước nằm trong vòng ảnh hưởng Mỹ ở Mỹ Latin (gồm Argentina, Bolivia, Venezuela, Ecuador và Brazil) và sự xuất hiện của các chế độ độc lập sẵn sàng để thiết lập các hiệp định thương mại khu vực. Đây là khoảng thời gian gia tăng các nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên và hàng hóa khi Mỹ đã phi công nghiệp hóa và đang tham gia vào các cuộc chiến nguy hiểm và tốn kém ở Trung Đông.

Ngược lại với sự độc lập ngày càng lớn của Mỹ Latin, EU lại tăng cường sự tham gia quân sự trong các cuộc chiến ở nước ngoài do Mỹ dẫn đầu bằng cách mở rộng các nhiệm vụ của NATO. NATO cũng theo đuổi chính sách đơn cực, bao vây nước Nga và làm suy yếu nền độc lập của Nga thông qua các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt. Sự mở rộng của NATO đã kích động sự chia rẽ nội bộ, khiến khối này bất mãn nhiều hơn. Anh đã bỏ phiếu rời khỏi EU vào tháng 6/2016.

© Sputnik / Oksana Dzhadan / Chuyển đến kho ảnhtập trận quân sự ở Latvia
tập trận quân sự ở Latvia - Sputnik Việt Nam
tập trận quân sự ở Latvia

Các thảm họa ở nước Nga do Mỹ tạo ra dưới thời ông Boris Yeltsin trong những năm 1990 đã thúc đẩy các cử tri bầu chọn một nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa là Vladimir Putin. Chính phủ của ông Putin đã bắt tay triển khai một chương trình nhằm giành lại chủ quyền và vị thế cường quốc của Nga trên toàn cầu, đối phó với sự can thiệp của Mỹ và chống lại sự bao vây của NATO.

Những người theo chủ nghĩa đơn cực đã tiếp tục thực hiện các cuộc chiến tranh chinh phục ở Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á, tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD và khiến mất đi các thị trường và tính cạnh tranh trên toàn cầu. Khi quân đội của đế chế phương Tây bành trướng trên toàn cầu, nền kinh tế trong nước bị thu hẹp lại. Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái và tình trạng đói nghèo có xu hướng gia tăng. Chính trị đơn cực đã tạo ra một nền kinh tế đa cực trên toàn cầu, trong khi áp đặt các ưu tiên quân sự một cách cứng rắn.

Nguồn: viettimes

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала