"Với việc bắn rơi máy bay Syria thực hiện đòn giáng vào Lực lượng Dân chủ Syria vốn chủ yếu gồm các đơn vị tự vệ người Kurd (YPG), Hoa Kỳ một lần nữa chứng tỏ sự khăng khăng muốn sử dụng người Kurd như một lực lượng trên mặt đất ở Syria. Bước làm như vậy cũng có thể được hiểu như một lời nhắn nhủ cho Thổ Nhĩ Kỳ. Mục tiêu trước hết của Hoa Kỳ là bố trí các nhóm YPG của người Kurd trên khu vực lãnh thổ phía nam sông Euphrates. Còn mục tiêu cuối cùng — tiến từ Deir ez-Zor tới Iraq. Hoạt động "Lá chắn Euphrates" của Thổ Nhĩ Kỳ ngăn chặn sự triển khai các đơn vị tự vệ người Kurd ở phía tây và phía nam sông Euphrates. Đó là lý do Thổ Nhĩ Kỳ cần thiết tham gia khối Nga-Syria-Iran chống lại đối các hoạt động chung của Mỹ và YPG. Nếu làm như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vừa duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ Syria vừa tiêu diệt mối đe dọa an ninh quốc gia của chính mình. Nhưng bất chấp những cố gắng bình thường hóa quan hệ với Nga và Iran, vấn đề này vẫn dậm chân tại chỗ do thiếu sự hợp tác với Damascus," — nhà báo cho biết.
Ông Guller nhấn mạnh rằng, Thổ Nhĩ Kỳ nên xem xét những diễn biến mới nhất ở Syria như một cơ hội tái lập quan hệ với Damascus và thực hiện các bước phù hợp.
"Không có những thay đổi quy mô, triệt để trong chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ về Syria, tuy nhiên các mục tiêu ưu tiên của Ankara đã thay đổi. Các tổ chức khủng bố đang tồn tại ở miền Bắc Syria và mục tiêu ưu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ là tiêu diệt mối đe dọa xuất phát từ đó. Kết quả sự thay đổi mục tiêu ưu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ có thể làm chính phủ Assad nguôi ngoai vì Syria, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đều nhất trí phản đối chiến lược của Mỹ tạo vùng ảnh hưởng ở phía bắc Syria. Thổ Nhĩ Kỳ từng đòi tiến hành các hoạt động chung với Hoa Kỳ để giải phóng Raqqa. Tuy nhiên, Mỹ đã chọn hành động riêng cùng YPG. Thổ Nhĩ Kỳ coi YPG như một chi nhánh của Đảng Lao động Kurdistan (PKK). Điều này cho thấy trong trường hợp xảy ra đụng độ ở miền đông Syria, Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng sẽ lựa chọn sự hợp tác chặt chẽ với Nga thay vì với Hoa Kỳ, phía đang hợp tác với YPG," — ông Orhan nhận định.