Đó cũng là suy nghĩ của PGS-TSKH Nguyễn Tuyết Minh — một trong những chuyên gia Nga học hàng đầu ở Việt Nam. Suốt 30 năm, bà đã tham gia giảng dạy tiếng Nga tại Đại học Ngoại ngữ, 15 năm làm Phó chủ nhiệm Khoa Tiếng Nga, là tác giả và biên tập viên của bộ Đại Từ điển mới Việt-Nga đồ sộ. Bà có mặt ở Matxcơva vào năm 1954, trong nhóm đông đảo đầu tiên các nam nữ sinh viên Việt Nam, những người sau này trở thành các Bộ trưởng và dịch giả, nhà khoa học và kỹ sư nổi tiếng trong nước. PGS-TSKH Nguyễn Tuyết Minh đã có tổng cộng 30 năm công tác ở Nga.
"Theo tôi, không một quốc gia nào trên thế giới lại yêu mến nước Nga, văn học Nga, tiếng Nga, các bài hát Nga như ở Việt Nam, — bà Nguyễn Tuyết Minh chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Sputnik. — Tuy nhiên, điều này gắn bó với các thế hệ trước. Tình yêu với nước Nga của chúng tôi sẽ không thể buộc các thanh niên Việt Nam ngày nay học tiếng Nga. Bởi vì với tiếng Nga họ khó thể tìm được việc làm. Tiếng Nga bây giờ chỉ có nhu cầu trong du lịch, ở một số vùng của Việt Nam. Nếu muốn tiếng Nga được giảng dạy tại Việt Nam, văn học, văn hóa và lịch sử Nga được nghiên cứu thì Nga phải đầu tư vào đất nước chúng tôi, xây dựng các công ty, xí nghiệp sản xuất, nơi cần đến tiếng Nga, tích cực hơn nữa quảng bá văn hóa Nga. Đó là một vấn đề có tầm quan trọng vĩ mô và chỉ Nhà nước mới giải quyết được".