Sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Nga khiến NATO lo ngại, ông Petr Pavel, Chủ tịch Ủy ban quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nói trong một cuộc phỏng vấn với Politico.
Ông Pavel thừa nhận rằng, Nga đã đạt được tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực quân sự. Theo ông, Matxcơva tích cực phát triển các loại vũ khí bình thường và hạt nhân mới, ngoài ra quân đội Nga có khả năng hành động hiệu quả ở trong một khoảng cách đáng kể từ lãnh thổ của mình.
"Chúng tôi đang phải đối mặt với một hiện đại hóa toàn diện của lực lượng vũ trang Nga", — vị tướng NATO cho biết.
Đồng thời ông Petr Pavel nhận xét rằng, NATO không thể chắc nhắn xác nhận rằng, những ý định của chính quyền Nga mang tính xâm lược đối với NATO. Theo ông, kế hoạch của Matxcơva vẫn chưa rõ ràng.
"Do đó, chúng ta nhận thức mối đe dọa tiềm năng này như đặc biệt nghiêm trọng", ông Pavel tuyên bố.
"Hiện nay, NATO và đặc biệt Hoa Kỳ, nước dẫn đầu liên minh quân sự này, đang phải đối mặt nhiều vấn đề. Mới đây, Quốc hội Mỹ đã thảo luận về nguy cơ xuất phát từ việc Nga đang tăng cường sức mạnh quân sự. Rõ ràng là, nội dung này xuất hiện mỗi khi các nghị sĩ bắt đầu thảo luận về ngân sách quân sự mới. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong khi vận động tranh cử đã hứa sẽ cắt giảm chi tiêu quân sự, nhưng hiện nay đã trở nên rõ ràng rằng, ông sẽ không nhận được sự cho phép của Quốc hội. Những báo cáo về "sức mạnh ngày càng tăng của Nga" là phương pháp duy nhất để bào chữa cho điều đó. Còn có một yếu tố khác. Đây là kỷ luật trong NATO. Các nhà lãnh đạo NATO đang cố gắng thuyết phục các thành viên rằng, họ cần phải đầu tư mạnh vào ngành quốc phòng. Với "mối đe dọa quân sự từ phía Nga" ban lãnh đạo NATO có thể dễ dàng hơn thuyết phục Séc, Bulgaria, Hungary, Romania và những nước khác, đặc biệt ở Đông Âu, không tỏ ý muốn gia tăng chi tiêu quân sự. Mối đe dọa từ LB Nga là một công cụ hữu ích để thực hiện những mưu đồ như vậy", — ông Dmitry Ofitserov-Belsky cho biết.
"Rất nhiều người muốn làm như vậy. Kết quả cuối cùng sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố. Ví dụ, vào nỗ lực của Mỹ nhằm duy trì mối quan hệ làm việc tốt với châu Âu trong tình hình hiện nay. Kinh nghiệm cho thấy rằng, chính sách của Hoa Kỳ không phải luôn luôn đạt đến thành công theo hướng này. Donald Trump bị chỉ trích nặng nề ở châu Âu và có những vấn đề trong quan hệ với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ngoài ra, cần phải theo dõi kỹ lưỡng ảnh hưởng của Brexit đến tình hình trong NATO, bởi vì Vương quốc Anh là cầu thủ lớn thứ hai trong liên minh quân sự này,"- chuyên gia Dmitry Ofitserov-Belsky cho biết.