Đại biểu Hội đồng lập pháp vùng Leningrad Vladimir Petrov đề xuất một sửa đổi trong Bộ Luật Gia Đình của Liên bang Nga: xử phạt vì tội ngoại tình,- nhà bình luận phân tích của Sputnik Piotr Tsvetov viết. Đối với những người đàn ông phụ bạc người vợ hợp pháp để sống với tình nhân, nghị sĩ đề nghị quản thúc tại gia hoặc lao động cưỡng bức. Với cách đó, Nghị sĩ muốn đóng góp vào việc gìn giữ tổ chức gia đình ở Nga.
Tại sao đề nghị của chính trị gia chỉ liên quan đến những người đàn ông? Vladimir Petrov nói rằng ông tin tưởng tuyệt đối tất cả phụ nữ. Ông ấy nghĩ thế là vô ích. Một số cuộc thăm dò ý kiến xã hội tiến hành ở Nga cho thấy: cứ 1 người trong số 2 phụ nữ Nga sẵn sàng ngoại tình.
Trong thực tế, đa số người Nga, cả nam và nữ (trên 80%) cho rằng ngoại tình là hành động vô đạo đức. Cả Giáo Hội Chính Thống cũng lên án tội ngoại tình; mà phần lớn nhân dân Nga theo đạo Chính thống.
Tuy nhiên, tính tranh cãi của vấn đề sửa đổi và áp dụng Luật Gia đình, theo ý kiến của tôi, liên quan đến chuyện khác. Đời sống là phức tạp hơn nhiều so với khuôn khổ của bất cứ bộ luật nào. Cái điều mà một số người gọi là phản bội, hoặc ngoại tình, có thể là do tình hình khá phức tạp trong cuộc sống của một con người cụ thể: vợ chồng,- như họ nhận ra sau đám cưới, không hợp nhau, trở nên lạnh nhạt với nhau, họ trở thành người hoàn toàn khác và nửa thứ hai sẽ không chấp nhận những thay đổi này. Xuất hiện những người mới. Phải, có rất nhiều tình huống khác nữa! Thế nếu giả sử có một tình yêu mới bùng cháy lên thì sao?
Ở Việt Nam, Luật cấm ngoại tình đã được thông qua từ năm 2013, và tiếp tục hoạt động cho đến bây giờ. Và mức xử phạt vì tội đó nghiêm khắc hơn nhiều so với các đề nghị của đại biểu vùng Leningrad. Nhưng liệu có thể nói rằng nhờ có các biện pháp này mà các gia đình Việt Nam vững chắc hơn so với trước đây? Tất nhiên, đạo luật này làm cho một số quan chức Việt Nam e ngại, họ đã quen với việc biến những người phụ nữ lệ thuộc của họ thành "đồ chơi" vui thú tình dục. Nhưng đây không phải chỉ là vấn đề đạo đức nói chung, mà còn là đạo đức nghề nghiệp.
Gia đình Việt Nam bền vững là nhờ có công tác giáo dục của Đảng Cộng sản. Và biện pháp quan trọng nhất theo hướng này là hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ đã cấm chế độ đa thê tồn tại lâu đời từ thời phong kiến Việt Nam và tuyên bố nguyên tắc cơ bản chế độ hôn nhân và gia đình " Mỗi gia đình — chỉ một chồng, một vợ".
Tôi cũng cho rằng ngoại tình là một điều xấu, đặc biệt là nếu điều đó dẫn đến hậu quả ly hôn và gia đình tan vỡ, nhất là trong những gia đình đã có trẻ em. Con trẻ là những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong tình huống như vậy. Nhưng nếu giả sử, đứng đằng sau sự " ngoại tình" có một tình yêu mới thì sao?…