"Nói về lời tuyên bố của Ngoại trưởng Bahrain Khaled bin Ahmed Al Khalifa, cần lưu ý rằng, Bahrain hành động theo chỉ thị của Saudi Arabia và trong khuôn khổ kế hoạch của phương Tây nhằm phân chia lại khu vực Trung Đông. Mọi người đều biết rằng, trong cuộc khủng hoảng Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran giữ lập trường khác hẳn với quan điểm của 13 quốc gia có thái độ thù địch với Qatar. Rõ ràng là, phương Tây có âm mưu gây xung đột giữa các nước trong khu vực.
Đã từ lâu Phương Tây cố gắng lôi cuốn Thổ Nhĩ Kỳ vào các tình huống căng thẳng đang ngày một leo thang trong khu vực, sử dụng các phương tiện ngoại giao công cộng để mô tả Thổ Nhĩ Kỳ như một nước xây dựng chính sách đối ngoại của mình trên cơ sở các giáo phái tôn giáo. Mặc dù trên thực tế điều đó là trái với ý chí của người dânThổ Nhĩ Kỳ và lý trí của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ."
Thổ Nhĩ Kỳ đang xích lại gần Iran chủ yếu nhờ những nỗ lực của Nga. Trong khi các cuộc khủng hoảng Syria và Qatar vẫn đang tiếp diễn, quá trình này giúp thành lập một cấu hình quyền lực mới. Do các hành động phá hoại và các mối đe dọa từ phía phương Tây và một số nước trong khu vực, cấu hình quyền lực mới đang ngày càng mang tính chất chống lại phương Tây.
"Theo các chuyên gia, trong tương lai Iraq và Syria cũng có thể tham gia liên minh mới đang hình thành trong khu vực, bởi vì các bên thành lập liên minh là các quốc gia thực sự quan tâm đến sự ổn định, và các nước khác trong khu vực bắt đầu nhận thức điều đó. Chính bởi vậy đại diện các nước chịu áp lực từ phương Tây đưa ra những tuyên bố khiêu khích như vậy, họ không muốn để diễn biến sự kiện phát triển theo kịch bản khác, không phải của phương Tây, mà kịch bản mới này sẽ giúp tránh xung đột trong khu vực. Điều đó phục vụ lợi ích của các nước trong khu vực, toàn bộ châu Á và thế giới Hồi giáo, phục vụ lợi ích của toàn thể nhân loại. Rõ ràng là sự can thiệp quân sự có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh mới trong khu vực, mà cùng với các cuộc xung đột và mâu thuẫn khác có thể là sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh thế giới mới".