Việt Nam tiếp tục truy tố vụ tham ô hơn 1000 tỷ

© Ảnh : Dân TríVụ đại án kinh tế Huyền Như và đồng bọn
Vụ đại án kinh tế Huyền Như và đồng bọn - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Xác định Huyền Như có dấu hiệu tham ô hơn 1.000 tỷ đồng chứ không phải "lừa đảo" như truy tố, Tòa yêu cầu điều tra bổ sung.

Ông Nguyễn Quốc Khánh - Sputnik Việt Nam
Khi đại án Oceanbank còn nhiều bất ngờ, Chủ tịch PVN được điều về Bộ Công Thương
Dự kiến đưa đại án ra xét xử đầu năm nay, song TAND TP HCM lần thứ hai trả hồ sơ điều tra bổ sung Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank chi nhánh TP HCM) và đồng phạm về hành vi tham ô hơn 1.000 tỷ đồng của 5 công ty.

Theo tòa, trong giai đoạn 2 điều tra vụ án, VKSND Tối cao tiếp tục truy tố Như và các đồng phạm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chưa đầy đủ, hành vi của các bị can có dấu hiệu của tội Tham ô.

Hồ sơ vụ án thể hiện, khoảng năm 2009, Như đầu tư chứng khoán và bất động sản nhưng bị thua lỗ nặng. Biết các công ty: Cổ phần chứng khoán Phương Đông, Cổ phần chứng khoán SaigonBank Berjara (SBBS), Bảo Hiểm Toàn Cầu, Hưng Yên và An Lộc muốn gửi tiền vào ngân hàng, Như nảy sinh ý định chiếm đoạt để trả nợ.

Bố con Giang Kim Đạt (phải)- Giang Văn Hiển (trái) tại phiên tòa mở cuối tháng 1/2017. - Sputnik Việt Nam
Cựu lãnh đạo Vinashinelines bỏ túi, chia chác tiền tham ô thế nào?
Huyền Như lợi dụng danh nghĩa quyền trưởng phòng giao dịch, huy động vốn cho Vietinbank chi nhánh Nhà Bè. Cô ta thỏa thuận với nhân viên, lãnh đạo các công ty sẽ trả lãi suất và chi ngoài cao đến 36% một năm.

Như sau đó làm giả hợp đồng tiền gửi giữa các công ty với Vietinbank chi nhánh Nhà Bè; giả chữ ký, hồ sơ chuyển tiền và chiếm đoạt 1.085 tỷ đồng của 5 đơn vị.

Theo tòa, việc mở tài khoản của 5 công ty này là hoàn toàn có thật, hợp pháp, đúng quy định. Tiền được chuyển vào tài khoản của các công ty và được Vietinbank hạch toán cụ thể vào sổ sách. Nhà băng phải có trách nhiệm quản lý nhưng lại để Như chiếm đoạt. Đây cũng là lý do tòa đề nghị cơ quan điều tra xem xét ngân hàng này phải có trách nhiệm bồi thường.

Quá trình điều tra bổ sung lần đầu, VKSND Tối cao truy tố thêm 10 bị can nguyên là lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng Navibank (hiện là Ngân hàng TMCP Nam Việt) về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Họ bị cho là đã để nhân viên đứng tên gửi 1.500 tỷ đồng vào Vietinbank thông qua Như và để cô ta chiếm đoạt 200 tỷ. 

Khi hồ sơ được chuyển qua, TAND TP HCM nghiên cứu vụ án thấy tất cả các bị can đều kêu oan, thời gian gia hạn điều tra lại quá ngắn, không đảm bảo khách quan của vụ án. Từ đó, tòa đề nghị cơ quan điều tra tách hành vi của 10 người này để điều tra, xử lý riêng vì độc lập với vụ án Huyền Như.

Với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt 4.000 tỷ đồng của nhiều khách hàng, đầu năm 2014, TAND TP HCM xử sơ thẩm, tuyên phạt Huỳnh Thị Huyền Như tù chung thân về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.

Một năm sau, TAND Tối cao tại TP HCM xử phúc thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm điều tra lại đối với Huyền Như và đồng phạm về hành vi chiếm đoạt tiền của 5 công ty. Theo HĐXX phúc thẩm, hành vi của Huyền Như và đồng phạm có dấu hiện tội Tham ô tài sản.

Ngoài ra, TAND Tối cao cũng kiến nghị xem xét trách nhiệm của các lãnh đạo Vietinbank chi nhánh TP HCM gồm ông Nguyễn Văn Sẽ (nguyên giám đốc), Trương Minh Hoàng và Nguyễn Thị Minh Hương (đều là nguyên phó giám đốc) liên quan đến việc để Như chiếm đoạt hơn 1.400 tỷ đồng của 4 công ty khác.

Nguồn: Vnexpress

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала