"Trong xử lý hệ thống RO hóa chất này không được phép dùng mà người ta chỉ được phép dùng 3 hóa chất khác (thường sử dụng Javen) theo hướng dẫn của quốc tế, theo hàm lượng chi tiết" — TS Nguyễn Hữu Dũng khẳng định.
Trao đổi với báo chí, GS, TS Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, hàm lượng fluoride cho phép trong nước chạy thận phải dưới 0,2 mlg/lít. Tuy nhiên xét nghiệm cho thấy nước chạy thận trong vụ tai biến chạy thận khiến 8 người tử vong ở Hòa Bình này có hàm lượng fluoride cao gấp 263 lần cho phép. Thậm chí sau 2 tuần xét nghiệm lại nguồn nước còn tồn dư trong máy cũng thấy hàm lượng chất độc này có thể gây chết người ngay lập tức.
"Là một trong những người trực tiếp hỗ trợ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình cấp cứu bệnh nhân, tôi đánh giá rất cao trách nhiệm của các bác sĩ trong việc cấp cứu bệnh nhân. Họ lập tức điều trị thải độc cho bệnh nhân sau khi phát hiện tai biến bất thường. Tuy nhiên đây là hóa chất quá độc nên nhiều bệnh nhân đã không thể qua khỏi", GS, TS Nguyễn Gia Bình nói.
"Việc chất fluoride tồn dư với lượng cao trong các mẫu cho thấy hóa chất được đưa vào trong quy trình xử lý nước chứ không phải có trong tự nhiên. Còn việc hóa chất này được đưa bao nhiêu, ở đâu ra cơ quan chức năng đang điều tra", bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên nhấn mạnh
Trước đó, ngày 29-5, tại Đơn nguyên Thận nhân tạo, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, 18 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo bất ngờ xuất hiện triệu chứng khó thở, huyết áp tụt, đau bụng, nôn, ngứa. Sự cố nghiêm trọng này đã 8 bệnh nhân tử vong.
Nguồn: QĐND