Nga có thể tấn công Baltic, nhưng sẽ phải mất một khoản chi phí cực kỳ lớn nếu muốn giữ được các nước này, National Interest nhận định.
Theo National Interest, mới đây, RAND đã tiến hành mô phỏng trận giả Nga tấn công vào các nước Baltic và cuộc mô phỏng này đã dấy lên quan ngại về một cuộc Chiến tranh lạnh mới.
Cuộc tập trận mô phỏng cho thấy NATO sẽ phải rất vất vả để ngăn chặn Nga chiếm các nước Baltic nếu chỉ dựa vào lực lượng thông thường hiện nay.
Những mô hình trận giả này có giá trị rất lớn trong việc mô phỏng thực tế hoạt động chiến thuật, từ đó có thể đưa ra tư duy chiến lược.
Nhìn chung, cam kết răn đe của NATO chưa bao giờ xoay quanh việc đánh bại quân đội Liên Xô hay quân đội Nga trên biên giới NATO. Thay vào đó, NATO đã ủng hộ cam kết chính trị với mối đe dọa mở rộng xung đột lên mức chiến tranh mà Liên Xô có thể. Ngày nay cũng như thời điểm năm 1949, NATO lại đưa ra răn đe thông qua cam kết leo thang.
NATO "cửa dưới"
National Interest cho biết thực tế, từ những ngày đầu thành lập đến tận những năm 1970, các nhà xây dựng kế hoạch quân sự phương Tây luôn cho rằng phe Hiệp ước Vác-xa-va sẽ dễ dàng chiến thắng một cuộc chiến tranh thông thường ở châu Âu. NATO hy vọng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật để làm chậm bước phát triển của Liên Xô, hành động này chắc chắn sẽ khiến Liên Xô đáp trả.
Niềm tin rằng NATO sẽ thua trong một cuộc đối đầu thông thường không mâu thuẫn với quan điểm rằng NATO có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn chiến tranh. NATO có thể chắc chắn khiến mọi thứ khó khăn hơn cho Liên Xô. Áp đảo lực lượng Anh-Đức- Mỹ sẽ tốn kém hơn là đánh hạ Tây Đức. Hơn nữa, bằng cách kích động mở rộng chiến tranh, NATO có thể khiến Liên Xô phải tốn kém hơn trên nhiều khu vực khác trên thế giới.
Còn áp đảo ưu thế của NATO trên biển và không lực tầm xa sẽ ảnh hưởng nặng nề tới lợi ích của Liên Xô ngoài khu vực Á-Âu, thậm chí nếu Liên Xô chiếm ưu thế ở mặt trận trung tâm.
Quan trọng hơn, mối đe dọa Pháp, Anh và Mỹ sẽ thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân chiến lược với Liên Xô để đáp trả một cuộc tấn công thông thường được cho là sẽ được tiến hành để ngăn chặn Mátxcơva. Thậm chí nếu Tổng thống Mỹ từ chối trao Berlin để đổi lấy New York, Liên Xô sẽ phải lo lắng về chiến lược răn đe hạt nhân của NATO.
Chủ động phòng thủ/Trận chiến Không- Bộ
Mong đợi NATO có thể đánh bại phe Hiệp ước Vác-xa-va trên chiến trường chỉ xuất hiện sau Cuộc chiến Yom Kippur. Trong cuộc xung đột đó, các loại đạn dược thông thường được dẫn đường chính xác sẽ gây tổn thất lớn đối với các lực lượng tân tiến của các nước lớn, đến mức các nhà lên kế hoạch quân sự bắt đầu tin rằng họ có thể ngăn chặn một cuộc tấn công của Liên Xô.
Được triển khai ở các vị trí phòng thủ có thể đưa lực lượng tăng thiết giáp của Hồng quân Liên Xô vào những khu vực đe dọa lớn hơn, quân đội NATO có thể phá hoại và làm gián đoạn tiến trình của Liên Xô, và ngăn chặn các vị trí của NATO ở Đức thất thủ. Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ dành thời gian cho NATO để đưa thêm quân và trang thiết bị từ Mỹ sang châu Âu để tiến hành các cuộc tấn công theo chiều sâu vào các trung tâm liên lạc và hậu cần của phe Hiệp ước Vác-xa-va và tấn công các lợi ích của Liên Xô trên toàn thế giới.
Sau năm 1982, Trận chiến Không — Bộ sẽ triển khai các hoạt động trên chiến trường, khi các chỉ huy của Mỹ tự tin hơn vào khả năng đánh bại Hồng quân trong một cuộc giao tranh. Sự hợp tác giữa lục quân và không quân sẽ cho phép các cuộc tấn công theo chiều sâu vào vị trí của Nga, biến Hồng quân (cùng các đồng minh Đông Âu) thành một mớ hỗn loạn.
Đồng thời, hải quân Mỹ đã chuẩn bị tấn công trực tiếp vào biên giới Liên Xô với các cuộc không kích và các cuộc tấn công đổ bộ cũng như vào các pháo đài của hạm đội Liên Xô, National Interest cho hay. Điều này không phụ thuộc vào việc bảo vệ bất kỳ lãnh thổ nào của NATO, các nhà hoạch định chính sách NATO đã chấp nhận rằng Liên Xô ít nhất sẽ đạt được thắng lợi vào đầu cuộc chiến
Trong bối cảnh đó, thông tin rằng Nga có thể giành chiến thắng trong một cuộc xung đột thông thường ở địa phương chống lại các nước nhỏ của NATO trên biên giới của Nga trở nên ít đáng báo động hơn khi thông tin này mới được đưa ra. Ngoài tính dễ bị tổn thương vào những năm 1990, Nga luôn có khả năng đe dọa NATO bằng lực lượng thông thường.
Quả thực, NATO thậm chí không bắt tay lên kế hoạch bảo vệ các nước Baltic cho đến khi các nước này gia nhập, với niềm tin rằng uy tín của liên minh và đặc biệt khả năng của NATO trong việc trả đũa lại Liên Xô ở châu Âu sẽ là một biện pháp răn đe hiệu quả.
Cuộc tập trận giả của RAND với giả định Nga có thể sẽ tấn công Baltic và có lẽ sẽ chiếm giữ một thời gian. Mátxcơva sẽ phải trả giá sau đó, khi lực lượng NATO tiến vào Kaliningrad, Transnistria và các khu vực khác do Nga chiếm đóng. Hải quân Nga có thể sẽ phải hứng chịu một cuộc tấn công nghiêm trọng từ tàu ngầm và máy bay của NATO.Các cuộc tấn công tầm xa sẽ làm suy yếu phần lớn không lực và mạng lưới phòng không của Nga.
Tóm lại National Interest, Nga có thể tấn công Baltic (điều mà Nga luôn bác bỏ cáo buộc rầm rộ trên hệ thống tuyên truyền của Mỹ và phương Tây) nhưng sẽ phải mất một khoản chi phí cực kỳ lớn nếu muốn giữ được các nước này. Đó là cách mà NATO tiến hành răn đe vào năm 1949 và cũng là cách mà NATO đang thực hiện ngày nay.
Nguồn: viettimes