Phạm Công Danh biến bảo vệ thành giám đốc rút tiền tỷ như thế nào?

© Ảnh : T.LPhạm Công Danh đang phải thụ án 30 năm tù trong vụ án trước đó khi gây thiệt hại 9.000 tỉ đồng
Phạm Công Danh đang phải thụ án 30 năm tù trong vụ án trước đó khi gây thiệt hại 9.000 tỉ đồng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
6 công ty đứng tên hồ sơ vay 1.800 tỷ đồng của Sacombank đều của Phạm Công Danh. Giám đốc công ty đều là lái xe, bảo vệ, nhân viên tiếp thị... của tập đoàn Thiên Thanh do Danh dựng lên.

Mối quan hệ của Phạm Công Danh và ông Trầm Bê

Theo kết luận điều tra mới đây, để có nguồn tiền thanh toán khoản vay 1.700 tỷ đồng tại NH BIDV, Phạm Công Danh đã tìm mọi cách để vay được tiền. Ông ta cùng bộ sậu của mình đến gặp ông Trầm Bê, Phó Chủ tịch HĐQT, kiêm Chủ tịch hội đồng tín dụng (HĐTD) Sacombank, đề nghị cho vay tiền.

Vì có mối quan hệ với Phạm Công Danh từ trước, ông Trầm Bê đã đồng ý cho Phạm Công Danh vay 1.800 tỷ đồng, với tài sản đảm bảo là tiền gửi của NH Xây dựng tại Sacombank.

Ông Trầm Bê đã trực tiếp dẫn Danh sang gặp ông Phan Huy Khang (thành viên HĐTD, Tổng giám đốc Sacombank) và chỉ đạo ông Khang cho Danh vay 1.800 tỷ đồng.Sau khi được ông Trầm Bê và ông Khang đồng ý, Danh đã chỉ đạo cấp dưới hoàn thành thủ tục hồ sơ vay khống.

Để gấp rút vay được 1.800 tỷ đồng, cấp dưới của ông Danh đã hoàn tất 6 bộ hồ sơ pháp nhân của 6 công ty, kèm bản phân chia vốn vay cho 6 công ty này.

Thực hiện yêu cầu của ông Trầm Bê và ông Khang, ông Phan Đình Tuệ (thành viên HĐTD, Phó Tổng giám đốc Sacombank) đã chỉ đạo ông Bùi Văn Thành, Giám đốc Sacombank, chi nhánh Hưng Đạo và bà Trần Thị Hải Triều, Giám đốc Sacombank, chi nhánh quận 8, TP.HCM triển khai cho 6 công ty vay tiền, theo danh sách do cấp dưới của Danh mang đến.

Hai giám đốc chi nhánh của Sacombank sau đó đã rót tiền vay cho 6 công ty, với số tiền 1.800 tỷ đồng. Rất nhiều hồ sơ, tài liệu khống đã được tạo lập để 6 công ty đủ điều kiện vay.

Ngày 26/4/2014 là ngày hết hạn của hợp đồng tín dụng, 6 công ty không trả được nợ vay. Và theo điều khoản hợp đồng, Sacombank đã tự động thu nợ gốc 1.800 tỷ đồng, cộng với số lãi vay là 35 tỷ đồng từ tài khoản tiền gửi của NH Xây dựng tại Sacombank để thu hồi nợ, đồng thời gửi thông báo cho NH Xây dựng và thông báo đến 6 công ty trên biết.

Do 6 công ty không có tài sản đảm bảo, không nhận nợ vay với NH Xây dựng nên NH này không thu hồi được số tiền gửi đã dùng để trả nợ thay 6 công ty.

Bảo vệ công ty được trả lương ngồi ghế giám đốc

Kết quả xác minh cho thấy, 6 công ty đứng tên hồ sơ vay 1.800 tỷ đồng của Sacombank đều là công ty của Phạm Công Danh. Giám đốc công ty là lái xe, bảo vệ, nhân viên tiếp thị… của tập đoàn Thiên Thanh do Danh dựng lên.

6 công ty này có treo biển nhưng không hoạt động gì; có kê khai thuế nhưng từ khi thành lập không phát sinh doanh thu mua vào — bán ra.

Bị can Nguyễn Ngọc Thái (SN 1978), một trong 6 người đứng tên khai, anh ta là nhân viên bảo vệ tập đoàn Thiên Thanh, được nhờ đứng tên làm giám đốc công ty Quốc Thắng.

Thái không có vốn góp thành lập công ty, không quản lý con dấu và sổ sách của công ty. Anh ta đã ký các thủ tục giúp Phạm Công Danh rút số tiền 350 tỷ đồng của NH Xây dựng dưới hình thức vay tiền của Sacombank và được ông Danh trả lương từ 5-10 triệu đồng/tháng.

Kết luận giám định của giám định viên NHNN cho rằng, việc Sacombank lập các báo cáo kiểm tra, giám sát vốn vay với nội dung khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, hoạt động kinh doanh bình thường khi chưa có đủ căn cứ là thực hiện chưa đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng theo quy định tại điều 21, quyết định 1627, khoản 3, điều 94, luật Các tổ chức tín dụng.

Về thiệt hại, Sacombank không có thiệt hại, mà việc bảo lãnh của NH Xây dựng cho 6 công ty vay vốn tại Sacombank đã gây thiệt hại cho NH Xây dựng số tiền hơn 1.835 tỷ đồng.

Nguồn: vietnamnet

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала