Eric Sproles, nhà thủy văn học tại Đại học Oregon ở Corvallis (Mỹ) và đồng nghiệp của ông đã xác định được vài chục "điểm nóng" xung đột tiềm năng về tài nguyên nước khi phân tích tình hình khoảng 1400 hồ chứa và đập nước hiện có hoặc đang được xây dựng ngăn chặn dòng chảy của các con sông chạy dọc theo biên giới hoặc bên kia biên giới của hai hay nhiều quốc gia.
Theo các nhà khoa học, phần lớn các đập nằm ở Nam và Đông Nam Á, nơi mà các nguy cơ xung đột xung quanh các sông của vùng Hindustan và Đông Dương là rất cao. Ngoài Ấn Độ và Pakistan, xung đột có thể nổ ra giữa Trung Quốc và Việt Nam về việc sử dụng các nguồn tài nguyên của sông Tây Giang (Châu Giang) và sông Bắc Giang (Châu Giang), và giữa Myanmar và các nước láng giềng do việc xây dựng các con đập trên các nhánh của sông Irrawaddy.
Mặt khác, khu vực nguy hiểm và gây tranh cãi nhất là không phải ở châu Á, mà ở Bắc Phi, trong khu vực lân cận nguồn nước của thung lũng sông Nile và Awash ở Ethiopia.
Như các nhà khoa học hy vọng, giới chính trị gia và các nhà ngoại giao nên chú ý đến những thông tin hữu ích do họ thu thập được và sử dụng chúng để ngăn chặn việc phát triển những xung đột như vậy.