Đối với Mỹ, UAE vừa là mục tiêu vừa là khách hàng mới

© AFP 2023 / Karim SahibTòa tháp cao nhất thế giới "Burdj-Khalifa" ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE)
Tòa tháp cao nhất thế giới Burdj-Khalifa ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cuộc khủng hoảng giữa Qatar và các nước láng giềng trong vùng Vịnh Ba Tư có thể chuyển sang một bước ngoặt mới.

Thành phố Doha,Qatar - Sputnik Việt Nam
Vì sao lập trường về Qatar của UAE và Saudi Arabia lại khác nhau?
Xin nhắc lại rằng cuộc khủng hoảng này bắt đầu với việc quan hệ giữa Qatar với Ả Rập Saudi và một số nước vùng Vịnh bị tan vỡ. Không lâu sau câu chuyện về liên minh tiềm năng chống Mỹ và Ả Rập Xê-út giữa Qatar và Iran, Qatar và Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận mua máy bay quân sự tổng giá trị lên đến 12 tỷ dollars. Bên cạnh đó, hai nước tuyên bố hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực như "chống chủ nghĩa khủng bố và ngăn chặn tài trợ cho khủng bố." Trước khi ký thỏa thuận, Doha kêu gọi các nước láng giềng "suy nghĩ nghiêm túc", vì nước này sẽ có động thái trả đũa. Doha cũng tuyên bố sẽ kiện lên tòa án quốc tế để bắt Ả Rập Xê-út, UAE, Bahrain và Ai Cập bồi thường cho những thiệt hại do cấm vận gây ra. Trong một bài viết, Washington Post tuyên bố "UAE phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng", sau đó quy mô khủng hoảng đã thay đổi. Câu hỏi nảy sinh là: "Phải chăng mục tiêu mới của Mỹ ở Vịnh Ba Tư là UAE?"

Trả lời phỏng vấn Sputnik về tình hình Vịnh Ba Tư, nhà bình luận chính trị Mehmet Ali Guller cho rằng đối với Hoa Kỳ, UAE không chỉ là mục tiêu mới, mà còn là đối tác mua vũ khí mới đầy tiềm năng.

Nhà Trắng - Sputnik Việt Nam
Đại sứ UAE đề xuất với Washington một công cụ gây áp lực lên Qatar
Bình luận về việc thỏa thuận mua máy bay quân sự 12 tỷ USD được ký kết giữa Hoa Kỳ và Qatar đã đổi chiều khủng hoảng, ông Guller nói:

"Sau vụ bán vũ khí cho Qatar, chính sách mới ở Vịnh Ba Tư cũng thay đổi. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã có những nỗ lực để làm dịu tình hình. Ngay sau đó, Vương quốc Anh cùng với Qatar tổ chức tập trận hải quân, Pháp kêu gọi các nước vùng Vịnh hủy bỏ lệnh cấm vận đối với Qatar. Phải chăng vấn đề đã đến hồi kết? Thông qua Washington Post, tình báo Mỹ tuyên bố rằng đứng đằng sau cuộc khủng hoảng Qatar là UAE."

Việc coi UAE như một mục tiêu nói lên rằng nước này sẽ trở thành đối tác mới mua vũ khí của Mỹ. Ông Guller cho biết thêm:

"Tại thời điểm này UAE là quốc gia xếp hàng để trở thành đối tác mua vũ khí Mỹ. Đây là một biểu hiện của "chủ nghĩa Trump", là phương pháp mà Hoa Kỳ, đứng đầu là doanh nhân Trump bù đắp chi phí của họ ở Trung Đông."

Theo Guller, Nga đã làm đúng khi không đứng về bất kỳ bên nào trong cuộc khủng hoảng này, "Nga là một nước có kinh nghiệm, nhìn thấy bức tranh trung thực và do đó ngay từ đầu cuộc khủng hoảng đã không đứng về bất cứ bên nào. Ngược lại, Nga giữ khoảng cách với cả hai bên…"

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала