Bình luận về chiến lược của Mỹ ở Afghanistan, Tổng thống nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ giữ lập trường xây dựng và tích cực trong vấn đề về vũ khí và trang thiết bị của lực lượng vũ trang Afghanistan, phân bổ cho những mục đích này tới 860 triệu USD. Theo lời ông, năm 2020 Không quân Afghanistan sẽ có những đầy đủ trang bị thiết yếu.
Tuy nhiên cũng về nội dung này các chuyên gia lại nêu ý kiến khác hẳn. Theo quan điểm của họ, Mỹ đã gửi đến Afghanistan những đồ sắt vụn phế liệu không thích hợp để nâng cao trình độ tác chiến của quân đội và Không lực Afghanistan. Tướng Khodadad, người đứng đầu cơ quan Thanh tra quân sự của Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan (IRA), trong cuộc phỏng vấn của Sputnik đã tuyên bố rằng hiện thời công việc ưu tiên của Tổng thống Afghanistan là hiện đại hóa Không quân Afghanistan. Ông lưu ý rằng đất nước ông muốn để cộng đồng quốc tế cung ứng cho Afghanistan các máy bay mới và khi đó Không quân Afghanistan sẽ có thể tự đứng vững và chiến đấu với bọn khủng bố:
"Không quân của đất nước còn xa mới đạt mức hoàn thiện và nếu không bắt đầu nâng cấp, họ sẽ không thể bước vào giao tranh với bọn khủng bố trên lãnh thổ Afghanistan. Hiện tại các máy bay mà Mỹ gửi đến Afghanistan đều có khiếm khuyết, là loại cũ và không đáp ứng yêu cầu quân sự của thế kỷ 21".
Vị tướng nhấn mạnh rằng bởi phần lớn nhân sự không quân Afghanistan đều từng phục vụ ở Nga, cho nên cần tranh thủ khai thác để có lợi thế cho đất nước nếu chọn toàn bộ thiết bị quân sự do Nga sản xuất.
"Nhiều người trong số các phi công và chuyên viên kỹ thuật của lực lượng vũ trang Afghanistan được đào tạo tại Nga. Họ nắm vững về máy bay và thiết bị Nga. Bây giờ nhân viên người Afghanistan đang được đào tạo tại Ba Lan, Cộng hòa Czech, Hoa Kỳ và các nước khác, nhưng như thế vẫn không đủ, bởi những người bắt đầu từ số 0 sẽ không thể vào việc sau một thời gian ngắn".
Trả lời cho câu hỏi, với đội ngũ tổ bay như vậy, Afghanistan làm thế nào có thể xúc tiến cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố, Tướng Khodadad nêu nhận xét như sau:
"Sẽ thật tốt đẹp nếu không chỉ riêng ở Afghanistan mà cả trên toàn thế giới, bộ ba Nga, Hoa Kỳ và NATO tìm thấy tiếng nói chung để hoạch định chương trình phối hợp trong cuộc đấu tranh này. Nếu khác đi sẽ là không thể".
Cũng trong cuộc đàm đạo với Sputnik, chuyên viên khoa học-kinh tế Seyed Masud GS Đại học Tổng hợp Kabul nêu ý kiến:
"Khó khăn bao hàm ở chỗ số tiền phân bổ cho công tác đào tạo binh sĩ Afghanistan lại không rót trực tiếp vào Afghanistan. Tất cả mọi thứ vẫn ở lại các nước đó — họ tự định đoạt về số tiền dành cho người Afghanistan. Còn Afghanistan đang cần vũ khí để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ".
Chuyên viên cũng nhấn mạnh rằng nếu không có sự tham gia của Nga thì không thể có hòa bình ở Afghanistan.
"Nhiều quân nhân Afghanistan đã học tập ở Nga. Ở đó, họ thu nhận được kiến thức và trải qua những kỳ thực tập bổ ích. Những người Afghanistan từng học tại Nga đều là những chuyên gia xuất sắc trong công việc chuyên môn và từ lâu đóng vai trò quan trọng trong quân đội của nước chúng tôi. Với sự hỗ trợ của họ, quân đội chúng tôi bắt đầu "tự đứng trên đôi chân của mình". Dưới thời lãnh đạo của TS Najibullah, lực lượng vũ trang Afghanistan tuy cơ số không đông, nhưng sở hữu Không quân mạnh nhất khu vực. Chiến dịch của Nga ở Syria đã chỉ ra rằng hiện nay Nga đã trở lại vị trí của Liên Xô. Và chúng tôi đang thấy nếu thiếu sự tham gia của Nga thì trong khu vực này không thể có hòa bình".
Theo quan điểm của GS, Kabul có thể mua tiểu liên Ấn Độ cho binh sĩ, còn dành cho Không quân thì mua kỹ thuật của Nga. Đó sẽ là phương án giải pháp ưu việt nhất cho lực lượng vũ trang Afghanistan.
"Vũ khí Nga không hề lỗi thời. Bây giờ tình hình trên thị trường Afghanistan đang thuận lợi cho việc bán vũ khí của Nga và Mỹ. Nếu Nga tạo cơ hội, Matxcơva có thể cung cấp vũ khí chất lượng cao cho lực lượng vũ trang của Afghanistan. Súng Nga Kalashnikov vẫn tốt hơn mẫu tương tự của Mỹ"