Đó là tuyên bố của Phó Chỉ huy Hải quân Nga, Phó Đô đốc Alexandr Fedotenkov. Ông là nhà lãnh đạo từ phía Nga trong cuộc tập trận hải quân chung Nga-Trung "Hiệp lực trên biển-2017". Giai đoạn tích cực của cuộc tập trận này diễn ra trên biển Baltic những ngày 25-26 tháng Bảy.
Trong cuộc thao diễn chung huy động sự tham gia của khoảng một chục chiến hạm và hơn mười máy bay cùng trực thăng. Từ phía Trung Quốc có khu trục hạm tên lửa "Hợp Phì", khinh hạm "Vận Thành" và tàu cung ứng hậu cần "Lạc Mã Hồ". Về phía Nga có tàu hộ tống "Steregutshiy" và "Boikiy". Thủy thủ hai nước sẽ phối hợp về tổ chức hoạt động chống biệt kích, phòng không và phòng thủ chống hạm. Cụ thể, họ sẽ tiến hành bắn vào các loại mục tiêu khác nhau trên mặt biển và trên không, thực hành cứu người rơi xuống biển, chuyển giao lô hàng hóa khô giữa các tàu, hỗ trợ tạo điều kiện giúp con tàu bị tai nạn. Kiểu hiệp lực như vậy được thiết lập lần đầu tiên trên vùng biển Baltic.
Sau cuộc tập trận, phía Nga đã mời các con tàu Trung Quốc rẽ vào hải cảng Kronstadt. Tại đó có căn cứ chính của hạm đội tàu ngầm Nga. Đây sẽ lần đầu tiên tàu chiến Trung Quốc tới căn cứ này. Từ đó đội tàu Trung Quốc trong ngày Chủ nhật, 30 tháng Bảy 30 cũng lần đầu tiên trong thực tế hợp tác của hạm đội hai nước trên biển Baltic sẽ tham gia vào cuộc diễu hành của các tàu chiến Hải quân Nga ở Saint-Peterburg.
Những sự kiện sắp tới với phần tham gia của các thủy thủ Trung Quốc, cũng như cuộc tập trận chung đầu tiên "Hiệp lực trên biển" ở vùng biển Baltic sẽ mở ra giai đoạn mới trong lịch trình hợp tác của hạm đội hai nước. Đó là ý kiến nhận xét của Phó Tư lệnh Hải quân Nga, Phó Đô đốc Alexandr Fedotenkov.
"Đối với các thủy thủ Trung Quốc thì biển Baltich là khu vực hoàn toàn mới mẻ. Hành quân tới đây là thành tựu lớn, bởi họ đã bơi 40 ngày đêm. Biển Baltich có đặc thù riêng: dòng lưu thông hàng hải lớn, cơ động khá phức tạp. Tìm ra cách hiệp lực, tổ chức hệ thống quản lý trong quá trình tập trận chung — cũng là thành tựu lớn. Thêm vào đó, chúng tôi hoạch định các chiến thuật hiệp lực. Đây là giai đoạn mới trong sự tương tác của chúng tôi", — Phó Đô đốc cho biết.
Theo lời chuyên gia quân sự-Thuyền trưởng hạng Nhất Konstantin Sivkov, việc Trung Quốc điều các tàu vượt khoảng cách xa như vậy để tham gia tập trận chung với Nga phô trương quyết tâm chưa từng thấy về sẵn sàng làm việc với Matxcơva nhằm ngăn chặn những mối đe dọa an ninh chung.
Chuyên gia lưu ý đến một thực tế rằng cuộc tập trận được tổ chức tại vùng biển với hiện diện thường xuyên của các tàu chiến NATO:
"Hoàn toàn dễ hiểu là trên biển Baltic có tàu của các nước NATO bám trụ, còn bây giờ Nga và Trung Quốc thể hiện rằng họ hành động trên một mặt trận thống nhất, trong nề nếp quân sự thống nhất. Trong các bài thao diễn không hề có gây hấn, mà có củng cố sự hiệp lực vì lợi ích an ninh quốc gia. Các cáo buộc của phương Tây về "bản chất hung hăng" của cuộc tập trận ít có nghĩa lý gì với Nga và Trung Quốc. Còn chuyện NATO sẽ theo dõi sát từng diễn biến tập trận thì là chuyện bình thường, đó là quyền của họ".
Trung Quốc tiến hành tập trận hải quân ở nơi mà lợi ích quốc gia của họ đòi hỏi. Trong trường hợp này, lợi ích của Nga và Trung Quốc trùng hợp với nhau, do đó lực lượng hải quân Trung Quốc sẽ hiện diện đâu mà họ thấy cần thiết, — ông Igor Korotchenko TBT tạp chí "Quốc phòng" tuyên bố với Sputnik. Không phải là cuộc tập trận Nga-Trung, mà chính là NATO đang gây căng thẳng trên biển Baltic, — ông Igor Korotchenko nhận xét.
"NATO đang ráo riết mở rộng tiềm năng tấn công của mình ở vùng biển Baltic. Cụ thể, trong quá truifnh tập trận gần đây các tàu chiến NATO thực hành bài tập chiếm khu vực Kaliningrad, giáng đòn tấn công bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật vào các mục tiêu ở miền tây-bắc nước Nga, cũng như phong tỏa và phá hủy lực lượng của Hạm đội Baltich. Đó chính là những gì thực sự tạo thành mối đe dọa an ninh. Xin nhắc, đã một năm nay Nga đưa ra đề xuất kết cấu bộ thu phát trên máy bay quân sự của Nga và NATO khi thực hiện chuyến bay qua vùng biển trung lập ở biển Baltich. Đề xuất này đã được trao cho Tổng Thư ký NATO tại cuộc họp của Hội đồng Nga-NATO. Thế nhưng cho đến nay, vẫn không hề có câu trả lời. Do đó, NATO cứ bình tĩnh, Đan Mạch cứ bình tĩnh, những nước khác cũng nên bình tĩnh. Chúng tôi không đe dọa bất cứ ai mà chỉ hành động để đảm bảo bình ổn quân sự-chính trị toàn cầu", — chuyên gia kết luận.