Vì sao Tổng thống Mỹ đề cử nhân vật chủ chốt trong Bộ Ngoại giao làm đại sứ tại VN?

© AFP 2023 / Fred DufourDan (Daniel) Kritenbrink
Dan (Daniel) Kritenbrink - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổng thống Mỹ đề cử ông Daniel Kritenbrink, nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm về vấn đề châu Á, làm đại sứ Mỹ tại Việt Nam.

Chuyên viên Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Diễn đàn Toàn cầu Boston, nơi quy tụ nhiều giáo sư hàng đầu của những đại học danh tiếng như Harvard, MIT, Đại học Brown, Đại học UCLA kiêm Chủ tịch Ủy ban Cố vấn quốc tế của Chương trình giáo dục công dân toàn cầu - Sputnik Việt Nam
Cái nhìn từ nước Mỹ: Tình hình sau bầu cử và tương lai quan hệ Mỹ-Việt
Nhà Trắng ngày 26/7 thông báo Tổng thống Donald Trump đề cử ông Daniel Kritenbrink, nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm về vấn đề châu Á, làm đại sứ Mỹ tại Việt Nam, AFP đưa tin.Kritenbrink, đến từ bang Virginia, bắt đầu sự nghiệp ngoại giao từ năm 1994 và đang là cố vấn cấp cao về chính sách Triều Tiên tại Bộ Ngoại giao Mỹ, theo Nhà Trắng. Kritenbrink còn từng là phó trưởng phái đoàn Mỹ tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ông có thể nói tiếng Trung Quốc và Nhật Bản.

Với hơn 20 năm trong ngành ngoại giao, từng là cố vấn cấp cao về chính sách châu Á cho Tổng thống Obama, Daniel Kritenbrink được biết đến là một người luôn tận tụy vì công việc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 27/7 đề cử ông Daniel Kritenbrink làm đại sứ mới tại Việt Nam. Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội xác nhận với Zing.vn thông tin nhà ngoại giao kỳ cựu Daniel Kristenbrink được đề cử cho chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Mỹ tại Việt Nam. 

Nguồn tin từ Nhà Trắng cho biết lý do chọn ông Kritenbrink vì đây là nhà ngoại giao chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm xử lý các vấn đề liên quan tới châu Á. Kritenbrink còn được biết đến như một người luôn tận tụy vì công việc, nỗ lực để tạo nên giá trị trong suốt cuộc đời mình.

Muốn làm nên điều khác biệt

Quốc kỳ Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Mỹ-Việt thảo luận về hợp tác quân sự và an ninh
Theo World-Herald Bureau, Kritenbrink lớn lên ở nông trại vùng Ashland, bang Nebraska, với lối sống đậm chất miền Trung Tây. Tim Washburn, người bạn thời thơ ấu của Kritenbrink, có lần kể lại khoảnh khắc họ cùng nhau nói về những dự định tương lai. 

Vào một tối mùa đông nọ, những cậu học sinh trung học ngồi trên chiếc xe Chevy Nova đời 1974, trong cái giá lạnh của Nebraska. Họ say sưa bàn về những kế hoạch cuộc đời.

"Tôi thực sự muốn làm nên điều khác biệt, cho dù là trong công việc gì đi chăng nữa", Washburn nhớ lại điều Kritenbrink đã nói với ông đêm hôm đó. 

Kritenbrink luôn bày tỏ lòng trân trọng với thị trấn bé nhỏ miền Trung Tây đã cho ông được trưởng thành cùng những giá trị tốt đẹp. 

Sau khi tốt nghiệp trung học, Kritenbrink theo học khoa học chính trị tại Đại học Nebraska ở Kearney, nơi ông bắt đầu có hứng thú với các vấn đề quốc tế và quyết tâm phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này.

"Tôi bị cuốn hút bởi con người và những nền văn hóa khác", Kritenbrink nói. "Tôi có niềm đam mê với lịch sử và chính trị".

Thầy của Kritenbrink, Giáo sư Thomas Magstadt giờ đã nghỉ hưu, vẫn nhớ nhiều kỷ niệm về người học trò đã để lại trong ông ấn tượng sâu sắc. 

"Cậu ấy gây cho tôi ấn tượng rất mạnh mẽ", Magstadt nói. "Cậu ấy như miếng bọt biển vậy, cứ hấp thu mọi thông tin và kinh nghiệm".

Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Virginia, Kritenbrink định học tiếp tiến sĩ nhưng đã bỏ kế hoạch này sau khi ông được tuyển vào Bộ Ngoại giao vào năm 1994. Năm 1996, ông kết hôn với bà Nami, đồng nghiệp tại Đại sứ quán Mỹ ở Tokyo. Họ có với nhau hai người con.

Nhân vật chủ chốt trong Bộ Ngoại giao Mỹ

Ông Kritenbrink hiện làm cố vấn cao cấp của Bộ Ngoại giao về chính sách đối với Triều Tiên. Từng đảm nhiệm chức vụ phó đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, ông nói thành thạo tiếng Trung và tiếng Nhật. 

Sự nghiệp ngoại giao từng đưa ông tới những nơi xa xôi như Kuwait ở Trung Đông. Cuộc sống tại đó không tránh khỏi việc gây những bất tiện cho ông và gia đình. Nhưng Kritenbrink hoàn toàn tỏ ra hài lòng với sứ mệnh được giao, cho đó là một phần tính chất nghề nghiệp. Ông nói rằng phần thưởng lớn nhất khi làm công việc đó là có thể giúp đỡ người dân Mỹ ở xa quê hương. 

Nhà ngoại giao 49 tuổi cũng từng đảm nhiệm chức giám đốc phụ trách các vấn đề châu Á thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, và là cố vấn cao cấp về chính sách châu Á cho Tổng thống Barack Obama.

Ông Kritenbrink là một trong những nhân vật chủ chốt chịu trách nhiệm về chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Obama năm 2016. 

Tháng 5/2016, trước thềm chuyến thăm lịch sử, ông Kritenbrink khẳng định sau khi quan hệ hai nước đã đạt được những tiến triển vượt bậc trong 20 năm qua, cho biết phía Mỹ mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác hơn nữa với Việt Nam trên một loạt lĩnh vực từ giáo dục, cứu trợ thảm họa, viện trợ nhân đạo, gìn giữ hòa bình cho tới an ninh hàng hải.

Việc phụ trách một trong những vấn đề hóc búa nhất của đối ngoại Mỹ — chính sách đối với Triều Tiên — khiến Daniel Kritenbrink trở thành nhân vật đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhân sự Nhà Trắng. Ông từng tư vấn trực tiếp cho Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice và Tổng thống Obama. 

Nguồn: TTXVN, Vnexpress, Zing

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала