Ông cũng cảnh báo về nguy cơ một cuộc chiến kinh tế có tiềm năng dẫn đến chiến tranh thực sự.
Wimmer tin rằng "toàn bộ tương lai kinh tế" của châu Âu đang bị đe dọa.
Ông Wimmer, Mỹ muốn áp đặt trừng phạt mới chống Nga. Và rõ ràng, đây là lần đầu tiên họ đã không thảo luận thống nhất về trừng phạt với EU. Tại sao?
Bởi giờ đây rõ ràng Hoa Kỳ sẵn sàng từ chối phối hợp với Liên minh châu Âu, đối với EU nhìn chung có nghĩa vụ không thể tránh khỏi là dứt khoát rút khỏi cơ chế trừng phạt này.
Ở Mỹ, quá rõ là những biện pháp trừng phạt chỉ nhằm chống lại Tổng thống mà họ muốn "chôn sống". Nhưng những biện pháp ấy cũng nhằm chống lại một châu Âu mà người ta muốn siết cổ về kinh tế và lôi kéo trở thành một trong những cấu trúc thuộc địa.
Và tất nhiên chống lại LB Nga không phải là mục đích sau hết, mặc dù Tổng thống Nga tại hội nghị thượng đỉnh G-20 đã nói rõ rằng họ (người Nga) thậm chí tiếp nhận sự cạnh tranh với khí hóa lỏng của Mỹ trên lãnh thổ châu Âu là điều tích cực, nếu đó là nói sự cạnh tranh lành mạnh.
EU có thể sẽ phản ứng như thế nào? Liệu EU có dám chấp nhận suy giảm quan hệ với Mỹ vì Nga?
Nếu EU không thể đưa ra quyết định lúc này — vì không dám hay vì lý do nào khác — EU sẽ đánh mất mọi niềm tin trong con mắt dư luận và cử tri châu Âu. Xét cho cùng, đây không những là sự sống còn kinh tế mà còn là danh dự chính trị của EU. Không thể để Washington tùy tiện định đoạt số phận của chúng tôi.
Mỹ xuất siêu, các nhà sản xuất ô tô Đức chịu hàng triệu đồng tiền phạt tại Mỹ, giờ tiếp đến là khả năng những biện pháp trừng phạt sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến các doanh nghiệp của Đức và châu Âu. Chuyện gì vậy, dấu hiệu mới chiến tranh thương mại giữa châu Âu và Mỹ?
Dựa trên những ví dụ về tổng thể khối lượng các mối quan hệ với Washington, chúng tôi thấy rằng đời sống của chúng tôi đang được xác định bởi những yếu tố tốt thinhất gợi ý đến một cuộc chiến kinh tế. Chính sách "America first" ("nước Mỹ trên hết") đã động chạm đến hầu hết các ngành kinh tế châu Âu, từ xuất khẩu thép cho đến công nghiệp ô tô. Chúng tôi sẽ phải sẵn sàng với những thời khắc gian nan. Vì vậy, nếu bây giờ Liên minh châu Âu chấp nhận đầu hàng trong vấn đề trừng phạt thì toàn bộ tương lai kinh tế của châu Âu sẽ bị đe dọa.
Điều bất thường là dự luật này đã đặc biệt lưu ý đến một dự án thương mại mà cụ thể chính là "Dòng chảy phương Nam — 2". Mỹ có liên quan gì với dự án của châu Âu?
Chúng ta từ lâu đã sống trong hoàn cảnh Hoa Kỳ phổ biến các sắc luật của họ trên lãnh thổ nước khác. Đó là hành vi điển hình của đế quốc thực dân.
Moskva có thể phản ứng như thế nào với các biện pháp trừng phạt này?
Chúng tôi chỉ có thể biết cảm ơn trước thực tế kể từ cuộc đảo chính ở Maidan, Moskva đã nỗ lực duy trì một chính sách ôn hòa thận trọng, rõ ràng có sự quan sát chặt chẽ những nguyên nhân và nguồn gốc các diễn biến ở phương Tây. Tuy nhiên, tình hình đối với Nga ngày càng xấu đi. Điều này đòi hỏi ở Tổng thống Putin một sự nắm bắt, điều khiển đất nước tài tình nhất để gìn giữ nền hòa bình ở châu Âu. Bởi những gì mà người Mỹ đang làm rõ ràng là nhằm hướng tới chiến tranh.