Đặc biệt, eo biển Sunda và Malacca là những "cơn ác mộng" đối với các chiến lược gia Trung Quốc, nhưng họ vẫn phải đi qua chúng để có được nguồn dầu mỏ từ Trung Đông, đến được những vựa cá ở duyên hải của châu Phi (bởi bờ biển của họ đã gần như không còn cá để đánh bắt), và đến được nguồn tài nguyên thiên nhiên bên trong châu lục này, đó là chưa kể tới các thị trường ở đây cũng như ở châu Âu. Chính vì vậy, Trung Quốc đã theo đuổi một hành trình liên tục mở rộng sức mạnh hải quân trong hơn 30 năm qua.
Bước một của kế hoạch này đã được Trung Quốc lẳng lặng triển khai bất chấp vi phạm luật pháp quốc tế tại các khu vực biển giáp với các quốc gia láng giềng. Quá trình này diễn ra từ năm 1974.
Giờ đây, chúng ta đang chứng kiến bước thứ ba. Vừa tuần trước, Hải quân Trung Quốc đã khai trương một đội tàu nhỏ sẽ hoạt động tại căn cứ quân sự thực sự đầu tiên của họ ở nước ngoài kể từ những năm 1400. Vâng, khoảng cách đúng là 600 năm. Nhưng vị trí đặt căn cứ này và thời điểm nó ra đời quan trọng hơn nhiều.
Căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc là ở Djibouti, tại vùng Sừng châu Phi.
Nó bắt đầu từ khi nào? Đúng vào ngày 21/1, một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo họ đã đạt một thỏa thuận với Djibouti. Hoạt động xây dựng đã bắt đầu ngay vài ngày sau đó.
Với cái cớ để cung cấp cơ sở hậu cần hỗ trợ các tàu chiến của Hải quân hộ tống các tàu hàng đi qua vùng biển chuyên bị hải tặc ở biển Arab và vùng Vịnh Aden, căn cứ quân sự này đặt quốc gia có tên lửa chống hạm tinh vi nhất thế giới lên vị trí đầu cửa biển Đỏ, và vì vậy án ngữ mọi hải trình từ phía Đông sang châu Âu. Và điều này không phải là tình cờ. Căn cứ quân sự duy nhất của Mỹ tại châu lục này chỉ nằm cách đó vài dặm.
Nguồn: Tổng hợp Sina, Vietnamnet