Bí ẩn đường ống xăng dầu xuyên Việt thời chiến tranh

© Ảnh : khamphaTuyến đường Trường Sơn huyền thoại
Tuyến đường Trường Sơn huyền thoại - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Không ai có thể tưởng tượng được rằng, với điều kiện kỹ thuật của Việt Nam, lại bị bom đạn đánh phá liên tục vẫn có thể hình thành được một đường ống dẫn xăng dầu huyền thoại dài hàng nghìn kilomet. Đây là một trong những đường ống dẫn dầu dài nhất thế giới.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thương Binh, Liệt sĩ (27/7), Tạp chí Khám phá trân trọng giới thiệu loạt bài về Đường ống dẫn xăng dầu xuyên dọc Trường Sơn phục vụ suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ, thống nhất đất nước. Đây là công trình vĩ đại ít người biết đến, kể cả người Mỹ, người Trung Quốc, thậm chí là cả với các chuyên gia Liên Xô trước đây. Loạt bài trích trong cuốn "5 đường mòn Hồ Chí Minh" của nhà nghiên cứu Đặng Phong do Nhà xuất bản Tri Thức ấn hành.

© Ảnh : khamphaSơ đồ toàn tuyến đường ống xăng dầu xây dựng giai đoạn 1968-1975
Sơ đồ toàn tuyến đường ống xăng dầu xây dựng giai đoạn 1968-1975 - Sputnik Việt Nam
Sơ đồ toàn tuyến đường ống xăng dầu xây dựng giai đoạn 1968-1975

Đây cũng là con đường đầy huyền thoại mà người Mỹ chưa hề biết tới hoặc chỉ biết rất lờ mờ. Sở dĩ họ không biết tới vì họ không thể nào tưởng tượng được rằng trong điều kiện kỹ thuật của Việt Nam, lại bị đánh phá bằng không quân liên tục ở bất cứ tọa độ nào vẫn có thể hình thành được một đường ống dẫn xăng dầu dài hàng nghìn kilomet, suốt từ biên giới Việt Trung vào đến tận Nam Bộ, lại còn nối với nhiều cảng nhỏ để tiếp nhận dầu từ các tàu biển…

Không chỉ người Mỹ là đối phương, bị hệ thống bí mật của Việt Nam che mắt mà cả những nước bạn của Việt Nam như Liên Xô, Trung Quốc, những người đã trực tiếp viện trợ và giúp đỡ cả xăng dầu và đường ống cho Việt Nam cũng không hình dung nổi rằng Việt Nam có thể làm được một hệ thống đường ống dẫn xăng dầu như thế.

© Ảnh : khamphaCác nữ TNXP đang lắp đặt một đoạn của đường ống dẫn dầu Trường Sơn vào năm 1969.
Các nữ TNXP đang lắp đặt một đoạn của đường ống dẫn dầu Trường Sơn vào năm 1969. - Sputnik Việt Nam
Các nữ TNXP đang lắp đặt một đoạn của đường ống dẫn dầu Trường Sơn vào năm 1969.

Tính cho tới khi kết thúc chiến tranh, thì hệ thống đường ống dẫn xăng dầu của Việt Nam là một trong những hệ thống có chiều dài thuộc diện nhất thế giới:

Bắt đầu từ hai ngả thuộc biên giới Việt — Trung là Lạng Sơn và Quảng Ninh, hai tuyến đường ống cùng dẫn về một địa điểm phía Nam Hà Nội là trạm Nhân Vực (thuộc huyện Thường Tín). Từ đây, có một đường ống chạy thẳng vào miền Trung qua Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Đến đây đường xăng dầu lại chia làm hai ngả: Một ngả vượt qua đèo Mụ Giạ, sang Lào và đi tiếp xuống tận Hạ Lào, rồi vượt qua biên giới Lào và Campuchia để vào tới Nam Bộ. Đường Đông Trường Sơn đi tiếp qua Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, qua Tây Nguyên, vượt Kontum, xuống Bình Phước.

Hai hệ thống Đông và Tây Trường Sơn hội tụ lại ở trạm cuối cùng là trạm Bù Gia Mập, thuộc tỉnh Phước Long, Đông Nam Bộ. Từ đây xăng dầu được cấp trực tiếp cho các xe vận tải chở tiếp trên những tuyến ngắn từ miền Đông đến miền Tây. Xăng dầu ở đây không chỉ cung cấp cho xe vận tải, mà còn cung cấp cho những đoàn chiến xa trong những trận đánh lớn.

Từ năm 1968, do yêu cầu nhiên liệu tăng lên, mà vận chuyển xăng dầu bằng ô tô đường dài thì vừa dễ bị đánh phá, vừa rất tốn kém. Nếu chuyên chở trên cự ly ngắn vài trăm kilomet thì còn có hiệu quả, nhưng nếu chuyên chở trên cự ly hàng ngàn kilomet thì số xăng dầu tiêu thụ cho bản thân chiếc xe đã chiếm tới 1/3 số xăng dầu chở trên xe. Ấy là chưa kể mức tổn thất rất lớn do bị máy bay oanh tạc.

Đã vậy, khi vận chuyển hàng trăm ngàn tấn thì luôn luôn lâm vào tình trạng thiếu thùng phuy. Mỗi lần giao xăng dầu xong lại phải chờ có đoàn mang thùng không ra thì mới đóng xăng dầu cho đoàn vào. Đã có thời kỳ vì thiếu thùng phuy mà nhu cầu thì quá cấp bách, nhiều đơn vị đã phải lấy nylon lót vào gùi để bộ đội gùi xăng dầu trên lưng vận chuyển vào các tuyến trong.

Nguồn: khampha

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала