Chặn đứng "đà lây lan cộng sản"
Tháng Bảy năm 1964, lo ngại trước "sự lây lan phổ biến chủ nghĩa cộng sản" từ Việt Nam ra toàn thể khu vực châu Á, Hoa Kỳ đã phái các tàu chiến đến Vịnh Bắc Bộ để tuần tra ngoài khơi bờ biển miền Bắc Việt Nam. Ngày 2 tháng Tám, thủy thủ đoàn của khu trục hạm Maddox tiến hành do thám vô tuyến điện đã thông báo rằng có ba tàu ngư lôi của Bắc Việt Nam đang tiến lại gần.
Cho đến nay vẫn không có thông tin đầy đủ rõ ràng về bối cảnh sự kiện ngày hôm ấy. Dù sao chăng nữa, nhưng do kết quả đụng độ quân sự, một thực tế mà cả hai bên đều xác nhận, có một chiếc ca-nô tuần duyên (theo nguồn tin khác là hai chiếc) của Việt Nam đã bị loại khỏi vòng chiến, còn khu trục hạm Mỹ thì chẳng hề xây xước thiệt hại gì. Chính quyền Hoa Kỳ quyết định không phản ứng về vụ việc.
Báo cáo do thám là cái cớ
Hai ngày sau, Washington nhận thông điệp về "cuộc tấn công mới" do tàu Bắc Việt Nam thực hiện chống các khu trục hạm Mỹ. Khi đó, không ai trong số các thủy thủ của tàu khu trục xác nhận đã nhìn thấy "kẻ tấn công". Máy bay cất cánh từ hàng không mẫu hạm cũng không phát hiện thấy bất cứ con tàu hoặc mảnh vỡ nào trong khu vực mà khu trục hạm hiện diện.
Lúc này có sự can thiệp của tình báo Mỹ, tuyên bố đã chặn bắt thông tin vô tuyến, trong đó các thủy thủ Việt Nam kêu gọi tấn công tàu chiến Mỹ, và chi tiết đó quyết định tất cả. Ngày hôm sau, để đáp trả "hành động gây hấn" của Việt Nam, máy bay boong tàu của Hải quân Mỹ đã ném bom và bắn phá các vị trí quân sự và điểm dân cư ven biển miền Bắc Việt Nam. Rồi đến ngày 7 tháng Tám, Quốc hội Hoa Kỳ theo đề nghị của Tổng thống Lyndon Johnson đã thông qua nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, cho phép sử dụng lực lượng vũ trang để "bảo vệ tự do của quốc gia Đông Nam Á". Tháng Ba 1965, Hoa Kỳ bắt đầu ném bom một cách hệ thống xuống miền Bắc Việt Nam, sau đó đổ các đơn vị thủy quân lục chiến và lực lượng mặt đất vào miền Nam Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh này, Hoa Kỳ đã huy động hơn 2,7 triệu binh lính, nước Mỹ đã tổn thất khoảng 58 nghìn sinh mạng, còn người dân đóng thuế ở nước Mỹ bị mất 111 tỷ USD theo thời giá lúc bấy giờ. Con số thương vong của dân thường ở Việt Nam ước tính là 2 triệu người.
Có cuộc tấn công hay không?
Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã giải mật và đăng trên trang web của mình những tài liệu liên quan đến sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Trong đó chiếm vị trí đặc biệt là công trình nghiên cứu của sử gia quân sự Mỹ Robert J. Hanyok viết dành riêng cho National Security Agency — NSA năm 2001. Ông khẳng định rằng Hoa Kỳ đã bắt đầu cuộc chiến tranh tại Việt Nam trên cơ sở những sự kiện bị bóp méo.
Hanyok kết luận rằng các tàu chiến Bắc Việt không tấn công tàu Mỹ hai lần — nói đúng ra thì chỉ có một cuộc tấn công vào ngày 2 tháng Tám. Còn về "cuộc tấn công" ngày 4 tháng Tám, thì theo quan điểm của sử gia Hanyok, đơn giản là không hề xảy ra. Hanyok dẫn lời khai làm chứng của phi công lái máy bay quân sự James Stockdale, người đã ở trên không chính vào thời điểm cáo buộc xảy ra tấn công và anh ta không hề thấy bất cứ "cuộc tấn công" nào.
Sai lầm của đại úy Powell
Xâm lược Việt Nam là quyết định do ban lãnh đạo thuần túy dân sự của Hoa Kỳ thông qua.
"Các nhà quân sự của chúng tôi sợ phải tuyên bố với ban lãnh đạo dân sự rằng phương pháp chiến tranh như vậy sẽ dẫn đến thua cuộc chắc chắn", — đó là suy nghĩ của chính khách Mỹ Colin Powell là đại úy phục vụ tại miền Nam Việt Nam vào thời gian đó.
Trải qua gần 40 năm, ông này trở thành tướng bốn sao nghỉ hưu giữ chức Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đã làm rúng động các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khi giơ ra một ống nghiệm và lời cáo buộc — đó là "vũ khí hóa học của Saddam Hussein". Sau đó, Hoa Kỳ với sự ủng hộ của liên minh mà họ tạo ra đã khởi đầu cuộc xâm nhập quy mô vào Iraq. Thực tế hủy diệt quốc gia này sản sinh ra hoạt tính ráo riết của các phần tử Hồi giáo cực đoan, xuất hiện IS, và ngọn lửa chiến tranh cháy bùng lan rộng sang các nước khác trong khu vực như Libya, Syria, tiếp theo, đến tận Đông Nam Á…
Vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq vậy là vẫn không bao giờ tìm thấy, còn hậu quả của sự hư cấu nhen nhóm chiến tranh là nỗi đau khổ của hàng triệu con người vô tội thì vẫn tiếp diễn cho đến hôm nay.
Sau đó 25 năm, vì báo cáo dối trá của tình báo Mỹ, bắt đầu cuộc chiến tranh Việt Nam. Qua đi thêm 40 năm nữa, là cuộc xâm lược Iraq, và cũng dựa theo những cái cớ chưa hề kiểm chứng xác thực. Cơ sở dành cho cuộc tấn công kế tiếp một lần nữa có thể là vũ khí hóa học — và đối tượng bị cáo buộc lần này là Tổng thống Syria Bashar al-Assad, mà sự tồn tại của kho vũ khí đó thì hiện thời chưa một ai và chưa có bất cứ cái gì để chứng minh.
Có vẻ là ai đó không tiếp thu được những bài học của lịch sử.