Bộ Quốc phòng Ba Lan đã đe Hoa Kỳ là có thể phá vỡ thỏa thuận về việc mua các hệ thống tên lửa phòng không Patriot, nếu phía Washington không chuyển cho Warsazwa những công nghệ nhất định. Công văn tương ứng đã được gửi đến Vụ Hợp tác Quân sự của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hôm 15 tháng Bảy, — cổng thông tin Defense News cho biết.
Trong công văn của Bộ Quốc phòng Ba Lan nói rằng trước tiên Hoa Kỳ phải chuyển giao cho Ba Lan các thành tố công nghệ của hệ thống điều khiển và radar PAC-3 cũng như bệ phóng tên lửa. Sau đó, cần thỏa thuận các điều kiện chuyển giao thông tin mật, cho phép sản xuất ở Ba Lan loại tên lửa SkyCeptor và radar dựa trên cơ sở gallium nitride.
"Nếu không thực hiện đầy đủ các mục này sẽ dẫn đến chỗ từ chối đề nghị, tiếp đó khiến gián đoạn quá trình mua sắm trong khuôn khổ chương trình", — cổng thông tin trích dẫn công văn nói trên.
Sau khi các phương tiện truyền thông nắm được nội dung công văn, cơ quan quân sự Ba Lan đã đăng trên trang web của mình bản tuyên bố, cố gắng giảm nhẹ ngôn từ. Thông báo nói rằng Ba Lan "sẽ tiếp tục đàm phán trong tinh thần hiểu biết lẫn nhau" với phía Mỹ.
PGS Oleg Glazunov của trường Kinh tế mang tên Plekhanov khi trả lời phỏng vấn của Sputnik đã nêu ý kiến nhận xét rằng Ba Lan đang chơi trò chơi có chủ đích.
"Warsazwa sẽ không bao giờ từ bỏ giao kèo với Mỹ — nước này hiện chưa có các phương tiện phòng không riêng của mình. Họ lấy đâu ra công nghệ quân sự? Vì thế mới nỗ lực mong nhận từ Hoa Kỳ. Nhưng người Mỹ cũng hiểu: cung cấp công nghệ cho Ba Lan, rồi sau đó công nghệ này ắt sẽ xuất hiện ở đâu đó như Trung Đông chẳng hạn. Người Ba Lan là những thương gia nổi tiếng. Do vậy khó có khả năng họ sẽ nhận được công nghệ từ Mỹ. Sẽ buộc phải mua Patriot mà không kèm theo công nghệ. Người Ba Lan còn gây sức ép với cả người Pháp nữa: cứ liệu đi, sẽ không mua máy bay trực thăng nữa nếu không bàn giao công nghệ. Đó là hành động có mục đích: ép người Pháp, và thử lôi kéo Hoa Kỳ — may chăng sẽ đạt được gì đó trong bối cảnh cuộc đối chọi với Nga. Thế nhưng đừng quên rằng Hoa Kỳ không có thói quen chia sẻ công nghệ với ai đó", — PGS Oleg Glazunov nhận xét.