Những tin đồn đầu tiên về "sản phẩm" của ai đó đã lọt vào tay người Bắc Triều Tiên xuất hiện trong tháng 9 năm 2016, khi các nhà phân tích ghi nhận việc Bình Nhưỡng thử nghiệm động cơ tên lửa mới. Kể từ đó đã gần một năm trôi qua. Dựa trên logic các sự kiện, Sputnik đã đặt câu hỏi với các chuyên gia quân sự Nga hàng đầu: tại sao chỉ bây giờ Mỹ mới bận tâm về vấn đề này?
"Sau khi vấn đề Bắc Triều Tiên có thể tấn công tên lửa hạt nhân đảo Guam phát sinh, Mỹ buộc phải tìm nguồn gốc nguyên nhân đã cho phép xảy ra khả năng như vậy, — chuyên gia Vladimir Evseev nhận xét. — Phía Ukraina quả thực là bên khả năng có lỗi nhiều nhất đã dẫn tới những tiến bộ nhanh chóng của tên lửa đạn đạo Bắc Triều Tiên".
"Tất cả các công nghệ mà Ukraine sở hữu từ quá khứ Xô viết đều đã được bán đi, bất chấp là thông tin bí mật. Một thực tế ai cũng biết là ban lãnh đạo Ukraina hiện nay đang phá hủy tập đoàn "Antonov" và bán tất cả những gì doanh nghiệp có cho Trung Quốc. Nên tôi hoàn toàn tin việc một phần các công nghệ tên lửa hạt nhân qua các sơ đồ "xám" lọt đến Bắc Triều Tiên."
Ủng hộ cho giả thiết này là thực tế chương trình chế tạo ICBM hiệu quả của Bắc Triều Tiên có khả năng tích hợp với vũ khí hạt nhân, đã diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với dự kiến. Sau khi Liên Xô sụp đổ, rất nhiều nước bày tỏ sự quan tâm đến công nghệ sản xuất tên lửa của Ukraina. Đặc biệt, là Bắc Triều Tiên và Trung Quốc, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Đôi khi bùng nổ "câu chuyện tình báo" xung quanh những người Bắc Triều Tiên tìm cách khai thác tài liệu từ "Yuzhmash". Vì lý do này chuyên gia Nga Vladimir Yevseyev nhận định: không loại trừ việc không chỉ xảy ra rò rỉ công nghệ mà chính các chuyên gia Ukraina đã tham gia phát triển tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên:
"Thực tế rò rỉ công nghệ quân sự từ Ukraina đến Bắc Triều Tiên là có thật. Từ trước "Maidan", đã có vụ ngăn chặn âm mưu đưa tài liệu về động cơ đẩy giai đoạn đầu của ICBM, bắt giữ hai công dân Bắc Triều Tiên trên lãnh thổ Belarus. Những kẻ hợp tác với hai người này đã phải ngồi tù. Hay vụ các "máy lái" có thể áp dụng trong tên lửa đạn đạo tầm xa đã bị đưa ra khỏi lãnh thổ doanh nghiệp "Yuzhmash". Nếu những chuyện như vậy từng xảy ra trước năm 2014 thì không khó hình dung thời hoàng kim "chảy máu công nghệ" trong đất nước Ukraina hỗn loạn, nơi nhiều kẻ đang rất muốn kiếm chác. Bằng cách bán công nghệ và thậm chí tham gia trực tiếp phát triển tên lửa Bắc Triều Tiên. Kể cả những phiên bản mới nhất như "Hwaseong-12" và "Hwaseong-13."
"Nhờ khủng hoảng trầm trọng với Bắc Triều Tiên, có thể phương Tây cuối cùng sẽ mở mắt trước thực tế Ukraina xuất khẩu bất hợp pháp công nghệ tên lửa và vi phạm chế độ kiểm soát không phổ biến mà Hoa Kỳ suốt thời gian dài đã bỏ qua. Sau khi xuất hiện mối đe dọa tấn công vào Guam thì Washington không còn có thể nhắm mắt làm ngơ. Tôi tin rằng, dựa trên những thực tế được chứng minh, Liên Hiệp Quốc sẽ phải có biện pháp trừng phạt cứng rắn với Ukraina".
Tổng công trình sư KB "Yuzhnoe", ông Alexander Degtyarev gọi thông tin của New York Times là "truyện viễn tưởng". Mặc dù ông thừa nhận rằng có thể nước nào đó đã sao chép các động cơ tên lửa Ukraina. Theo Michael Ellemann, chuyên gia về công nghệ tên lửa của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Bình Nhưỡng có thể đã mua các động cơ tên lửa do "Yuzhmash" sản xuất trên "thị trường chợ đen." NYT cho rằng nếu sơ đồ này được xác nhận thì Ukraina có thể đánh mất sự ủng hộ từ các đối tác phương Tây.
Dường như Kiev cũng bắt đầu hiểu ra điều này. Người đứng đầu phe "Tổ quốc", bà Yulia Tymoshenko đã tuyên bố: nếu việc cung cấp thông tin công nghệ quân sự cho Bình Nhưỡng được khẳng định, Ukraina sẽ chờ đợi "thảm họa".