Tuy nhiên, không chỉ riêng Việt Nam có nguy cơ thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng, nhiều quốc gia khác cũng sẽ phải cung cấp điện theo khẩu phần. Trước hết đó là các nước không có điện hạt nhân. Trong 15 năm qua nhu cầu điện ở Việt Nam tăng thêm 10% mỗi năm, nhưng, Hà Nội đã từ chối hợp tác với Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc trong việc thành lập ngành năng lượng hạt nhân.
Từ một nước xuất khẩu điện năng, Việt Nam phải nhập khẩu năng lượng. Mới đây, tại cuộc họp báo ở Hà Nội với sự tham gia của đại diện công ty Siemens, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết rằng, trong năm nay Việt Nam phải nhập khẩu 10 triệu tấn than để đáp ứng nhu cầu của các nhà máy nhiệt điện. Đến năm 2030, con số này sẽ tăng lên 100 triệu tấn. Dự báo đến năm 2030, nhu cầu than cho sản xuất điện sẽ lên đến hơn 100 triệu tấn.
Việt Nam đang phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng khác: chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp. Chỉ riêng tại Hà Nội tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt là khoảng 5.000 tấn/ngày-đêm. Đây cũng là một xu hướng toàn cầu. Các nhà khoa học ước tính hiện nay trên Trái đất có hơn 9 tỷ tấn rác thải nhựa. Một số quốc gia với lãnh thổ rộng lớn đang áp dụng các phương pháp xử lý chất thải như chôn lấp và thiêu hủy, nhưng, các biện pháp này không thể được sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam — một mảnh đất nhỏ hẹp, dân cư ngày càng đông thêm và đất nông nghiệp rộng lớn.
Các nhà khoa học Nga tham gia vào các hoạt động của Viện Công nghệ VinIT của Việt Nam đã phát triển một phương pháp mới: đốt chất thải kết hợp phát điện.
Chúng tôi đã kết hợp hai quy trình, ông Sergey Popov, Trưởng phòng thí nghiệm thuộc Viện Điện Vật lý và Kỹ thuật Điện ở St Petersburg, nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik-Việt Nam. — Thay cho việc thiêu hủy chất thải chúng tôi sử dụng công nghệ khí hóa bằng plasma với nhiệt độ cao hơn nhiều. Trong quá trình này, chất thải biến thành khí tổng hợp. Nó có thể được sử dụng làm nhiên liệu, và cũng có thể phát điện. Phương án hợp lý nhất là xây dựng một khu phức hợp: nhà máy khí hóa bằng plasma được bố trí bên cạnh nhà máy nhiệt điện, mà ở đó buồng đốt thông thường được thay thế bằng buồng đốt khí tổng hợp.
Nhà khoa học Nga đưa ra những tính toán chính xác. Khối lượng chất thải ở Hà Nội đòi hỏi phải xây dựng 5 khu phức hợp như vậy. Mỗi khu phức hợp trị giá 100 triệu USD. Đồng thời không cần mua điện, khí thiên nhiên và vận chuyển chúng đến các khu phức hợp như vậy. Khu phức hợp sẽ hoạt động bằng 60% lượng điện do chính nó sản xuất, và 40% còn lại có thể được bán cho người tiêu dùng bên ngoài. Mỗi khu phức hợp với công suất khoảng 60 megawatts đáp ứng nhu cầu của một khu đô thị lớn (quận). Sau 5 năm làm việc, nhanh gấp 4 lần so với nhà máy nhiệt điện thông thường chạy bằng khí đốt thiên nhiên, khu phức hợp sẽ bù được chi phí đầu tư và sẽ bắt đầu mang lại lợi nhuận. Và điều quan trọng nhất, khu phức hợp không gây hại cho môi trường và sức khoẻ con người.
Công nghệ mới đã thu hút sự quan tâm lớn của Việt Nam, — Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT Nguyễn Quốc Sỹ, giáo sư của Viện Năng lượng Matxcơva, người đã tổ chức chuyến đi Việt Nam của nhóm các nhà khoa học Nga, cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Chúng tôi đã đến thăm Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh và thành phố Hồ Chí Minh, mà ở thành phố này tổng lượng chất thải là khoảng 8.000 tấn/ngày-đêm. Và ở khắp mọi nơi người ta giải quyết vấn đề chất thải chủ yếu bằng cách chôn lấp, gây thiệt hại lớn cho môi trường. Còn phương pháp thiêu đốt chất thải mà không phân loại trước gây hại cho sức khoẻ của người dân.
Chúng tôi đã tổ chức một số buổi thuyết trình về công nghệ mới, đã thảo luận vấn đề này với các nhà đầu tư tiềm năng, kể cả ở Cần Thơ, Kiên Giang, Bình Dương và những tỉnh khác ở miền Tây. Tất cả đều thể hiện sự quan tâm lớn đến dự án do các nhà khoa học Nga phát triển. Đây là một dự án lớn, đòi hỏi sự xem xét cẩn thận của cả hai bên. Bây giờ các nhà khoa học Nga và các nhà đầu tư Việt Nam nên bắt tay vào công việc.
Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ tin chắc rằng: một quốc gia đang phát triển như Việt Nam có thể sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất.