Vì sao Bộ Quốc phòng Việt Nam triệu tập ông Lê Đình Kình?

© Ảnh : youtube/screenshotÔng Lê Đình Kình đề nghị sớm kết luận thanh tra vụ Đồng Tâm
Ông Lê Đình Kình đề nghị sớm kết luận thanh tra vụ Đồng Tâm - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việc triệu tập ông Kình nhằm lấy lời khai của những người làm chứng hoặc người có nghĩa vụ quyền lợi liên quan đến vụ án chứ không phải để khởi tố.

Bị cáo Nguyễn Xuân Trường tại tòa - Sputnik Việt Nam
Nhân vật khiến 3 đời chủ tịch UBND xã Đồng Tâm 'mê muội'
Ngày 26/8 nhiều tờ báo dẫn lời người thân gia đình ông Lê Đình Kình (thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội) cho biết, Cục điều tra Bộ Quốc phòng vừa có gửi giấy triệu tập ông Kình lên làm việc tại trụ sở vào ngày 23/8. 

Ông Kình được triệu tập bởi là người có liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, ông Kình hiện đang điều trị chân gãy và rất khó đi lại nên có đề nghị cơ quan chức năng về xã làm việc.

Trao đổi thêm với Đất Việt về vấn đề này, LS Phạm Công Út, đoàn LS TP.HCM cho rằng việc triệu tập ông Lê Đình Kình lên làm việc của Cục điều tra Bộ Quốc phòng là hoàn toàn bình thường.

Việc triệu tập này theo LS Út là nhằm lấy lời khai của những người làm chứng hoặc người có nghĩa vụ quyền lợi liên quan đến vụ án chứ không phải để khởi tố 1 vụ án nào đó.

Các chiến sĩ CSCĐ, cán bộ được người dân Đồng Tâm thả sau cam kết của chủ tịch Nguyễn Đức Chung - Sputnik Việt Nam
Vụ Đồng Tâm: 69 người vi phạm pháp luật đến Công an Hà Nội đầu thú và xin khoan hồng?
Hơn nữa vụ việc tại xã Đồng Tâm có liên quan đến tài sản của quân đội nên nhiều khả năng cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng đã rút hồ sơ lên để điều tra.

"Nếu Cục điều tra Bộ Quốc phòng chưa khởi tố vụ án thì lúc đó họ vẫn được quyền lấy lời khai ban đầu. Luật cũng quy định rõ, trường hợp làm thiệt hại tới tài sản quân đội, danh dự, uy tín của quân đội thì sẽ do cơ quan điều tra bên quân sự làm", LS Út khẳng định.

Trong trường hợp cụ Lê Đình Kình từ đề nghị cơ quan chức năng về địa phương làm việc do sức khỏe yếu, LS Phạm Công Út cho rằng điều này cũng hoàn toàn bình thường.

"Ông Kình là người nhiều tuổi, ốm yếu. Vừa rồi lại bị thương tật trong quá trình tạm giữ. Như vậy với điều kiện sức khỏe không đảm bảo thì cơ quan chức năng có thể lấy lời khai ngay tại tòa, ngay tại trụ sở địa phương. Trường hợp về địa phương làm việc, có thể đề nghị hỗ trợ địa điểm lấy lời khai tại trụ sở ủy ban hoặc ngay tại bệnh viện nếu ông Kình đang chữa bệnh. Nếu ông Kình đang nằm chữa bệnh ở nhà thì cũng có thể tổ chức lấy lời khai ngay tại đây. Việc lấy lời khai không phải xác định ông Kình có tội hay không có tội. Việc này nhằm xác định những chứng cứ khách quan, lời khai khách quan", LS Út nhấn mạnh.

Trong khi đó, LS Trương Xuân Tám — Ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc nhận định, Cục điều tra Bộ Quốc phòng là một cơ quan điều tra độc lập.

Tuy nhiên theo thông tin trên báo chí, đến thời điểm này, đơn vị điều tra của Bộ Quốc phòng chưa có quyết định khởi tố nào. Do đó đây chỉ là các hoạt động đi xác minh chứ chưa phải là hoạt động điều tra hợp pháp.

"Hoạt động điều tra được coi là hợp pháp chỉ diễn ra sau khi có quyết định khởi tố bị cáo và khởi tố bị can. Do đó ông Kình có quyền từ chối chưa đến cơ quan làm việc vì lý do sức khỏe. Nếu cần thiết, Bộ Quốc phòng có thể cử người về địa phương để xác minh. Ở đây, không chỉ xác minh ông Kình mà còn nhiều người khác liên quan đến vụ việc", LS Tám nói.

Nguồn: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала