Chuyên gia: thử nghiệm bom hạt nhân B61-12 ở Mỹ có ý nghĩa gì?

© Ảnh : Public domainBom hạt nhân B61 của Mỹ
Bom hạt nhân B61 của Mỹ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Các cuộc thử nghiệm phiên bản đổi mới bom B61-12 của Mỹ phản ánh vấn đề tăng tốc tái vũ trang kho vũ khí hạt nhân chiến thuật ở châu Âu của quân đội Mỹ, như ý kiến đánh giá của chuyên gia quân sự, Tổng biên tập tạp chí "Quốc phòng" Igor Korotchenko.

Trước đó, Cơ quan An ninh hạt nhân quốc gia (NNSA) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ báo cáo rằng hồi đầu tháng, họ cùng với không quân đã tiến hành hai cuộc thử nghiệm phiên bản mới bom B61-12 ở Nevada. Quả bom không được trang bị đầu đạn hạt nhân, đã được thả xuống từ máy bay chiến đấu F-15E. Trong quá trình thử nghiệm đã đánh giá các chức năng của quả bom phi hạt nhân, cũng như khả năng lắp đặt lên máy bay tiêm kích.

Mỹ sẵn sàng bảo vệ thế giới đơn cực bằng vũ khí hạt nhân - Sputnik Việt Nam
Mỹ lần đầu tiên thử nghiệm bom nguyên tử B61-12 sử dụng máy bay chiến đấu F-16

"Thực tế cuộc thử nghiệm phiên bản đổi mới bom hạt nhân nói lên rằng Hoa Kỳ tiếp tục chương trình cấp tốc nâng cấp kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của mình ở châu Âu, cũng như phản ánh việc Washington và Brussels đang xem xét các kịch bản chiến tranh hạt nhân hạn chế ở châu Âu", — ông Korochenko nói với Sputnik.

Chuyên gia nhắc lại rằng B61-12 là vũ khí chiến thuật được Không quân NATO sử dụng trong trường hợp xung đột quân sự có tính chất giả định với Liên Bang Nga.

"Trong quá trình diễn tập quân sự đang diễn ra thường xuyên, kể cả ở Biển Baltic, Không quân các nước NATO đã nhiều lần diễn tập nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu liên quan đến việc áp dụng tấn công hạt nhân chiến thuật vào các mục tiêu nằm ở phía tây bắc của nước ta", — người đối thoại với hãng thông tấn nhấn mạnh.

Korochenko nói thêm rằng hiện nay trên lãnh thổ của Litva, Latvia và Estonia đã tái thiết để tiếp nhận máy bay không quân chiến thuật của NATO từ ba căn cứ không quân quân sự "hạng nhất"; trong trường hợp tình hình quân sự-chính trị xấu đi có thể triển khai phần chủ lực của Lực lượng không quân các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

B61-12 - Sputnik Việt Nam
Đức bố trí bom nguyên tử hiện đại B61-12 ở căn cứ không quân

Quan hệ của NATO với Nga trở nên căng thẳng vào tháng 3 năm 2014. Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov trước đó nói rằng Nga không phải là một mối đe dọa đối với một ai đó, song nước Nga không bỏ qua những hành động nguy hiểm tiềm năng đối với lợi ích quốc gia. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết trong vòng mười năm qua, lực lượng NATO gần biên giới của Nga đã tăng gấp ba lần, còn ở khu vực biên giới phía tây — tăng lên đến tám lần.

Vào tháng Sáu vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc phỏng vấn của  đạo diễn Oliver Stone trong bộ phim công chiếu trên kênh Showtime đã nói rằng: việc mở rộng NATO và việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) ở châu Âu bắt buộc Nga phải có phản ứng đáp trả. Matxcơva đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Nga sẽ không bao giờ tấn công bất kỳ quốc gia nào trong khối NATO. Theo lời Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, NATO hoàn toàn biết rõ Matxcơva không có kế hoạch tấn công bất cứ ai, nhưng họ lợi dụng điều này để lấy cớ triển khai nhiều thiết bị kỹ thuật và bổ sung thêm một số tiểu đoàn gần biên giới Nga.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала