Gói biện pháp trừng phạt chống lại chính phủ Nicolas Maduro và công ty dầu khí nhà nước PDVSA do Washington công bố đã gây ra làn sóng phẫn nộ của phần lớn người dân Venezuela; đối với họ, tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn với giá lương thực và thuốc men cao ngất trời — kết quả của "cuộc chiến kinh tế" mà đất nước đang phải trải qua gần 5 năm nay, — Rodriguez cho hay.
Gobierno acusa a la MUD de "pedir guerra" contra Venezuela al apoyar sanciones https://t.co/FKZZPDXiGi
— Sputnik Mundo (@SputnikMundo) 28 августа 2017 г.
"Mọi người cảm thấy rằng tình hình sẽ xấu đi, vì vậy, tôi dám nói, một bộ phận đáng kể những người dân Venezuela, nếu không nói là hầu hết, cảm thấy rằng những biện pháp trừng phạt của Trump chống lại một số công ty và Chính phủ sẽ đổ xuống đầu những người nghèo khổ nhất, những người hơn ai hết phải chịu đựng đau khổ từ thực tế như Tổng thống Maduro gọi đó là "cuộc chiến kinh tế", — nhà báo mới đây vừa trở về từ vùng Andes Venezuela giáp với biên giới Colombia thuật lại tình hình.
Theo lời Rodriguez, phe đối lập "đang cố gắng đánh lạc hướng sự chú ý bằng cách nói rằng các biện pháp trừng phạt chống lại một số chính trị gia nào đó, mà họ coi là tham nhũng'', nhưng họ tránh nhắc đến biện pháp trừng phạt của Washington đánh vào PDVSA và các công ty con của nó": những công ty chủ lực của đất nước và là tập đoàn duy nhất tạo ra thu nhập ngoại hối".
Về vấn đề này, người đối thoại với Sputnik Mundo nhắc lại rằng kể từ khi Hugo Chavez lên nắm quyền trong những năm cuối 90 của thế kỷ trước, "khu vực doanh nghiệp tư nhân tuyên bố cuộc chiến tranh cách mạng với Chính phủ", và hậu quả của lập trường này được phản ánh trong người dân, những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn khi tìm kiếm thực phẩm và các sản phẩm thiết yếu nhất trong đời sống.
"Những biện pháp này (do Hoa Kỳ công bố) nhằm trực tiếp tới tình hình kinh tế xấu đi trên phố. Trong vùng Andes của Venezuela, dòng người đứng xếp hàng để mua thức ăn, và tìm kiếm thuốc chữa bệnh thông qua các mạng xã hội ở phía bên kia biên giới [với Colombia] để một phần nào đó có thể giảm bớt tình trạnh khó khăn", — nhà báo nói.
Rodriguez lưu ý rằng trong các mạng xã hội nhiều người Venezuela đang yêu cầu chính phủ phải có biện pháp nghiêm khắc đối với những người đã viện đến yêu cầu Hoa Kỳ "can thiệp" là "cách duy nhất để chấm dứt "chế độ Maduro", như họ gọi đương kim Tổng thống".
Trong số những người kêu gọi dùng "biện pháp pháp lý", nhà báo nói đến Chủ tịch Quốc hội Julio Borges, cựu Tổng chưởng lý Luisa Ortega, thủ lĩnh đối lập Leopoldo Lopez với vợ Lilian Tintori và cựu Thị trưởng Chacao Ramon Muchacho", — kẻ chạy trốn sang Miami và tự tuyên bố mình là "lưu vong".
"Phe đối lập đã chứng tỏ rằng với nỗ lực lật đổ Chính phủ Maduro, họ sẵn sàng tìm đến và yêu cầu giúp đỡ thậm chí từ ma quỷ. Đó là những gì đang xảy ra, và tại sao người ta đòi hỏi phải có hành động cụ thể từ cơ quan hành pháp", — người đàm đạo với Sputnik Mundo nhận xét.
Rodriguez lưu ý rằng trong thời điểm hiện nay, Bộ Liên lạc và Thông tin đưa ra tuyên bố chỉ trích các biện pháp của Washington, tuy nhiên "mọi người đang chờ đợi phản ứng khác nhằm ngăn chặn dòng tiền tệ đổ vào đất nước từ ngành công nghiệp dầu mỏ".
Nhà báo nhắc lại rằng lĩnh vực này "cung cấp 90% tất cả các khoản thu nhập trong nước". Thất bại trong việc đa dạng hóa nền kinh tế và phát triển các ngành như nông nghiệp và du lịch là "lỗi kiến tạo khổng lồ của Cách mạng".
"Đây là điểm yếu mà cả phe cánh hữu đối lập nội bộ và cả các quốc gia khác trong lục địa nhắm vào đó", — Rodriguez kết luận.