Dự án thăm dò dầu khí khổng lồ ngoài khơi trên biển Đông giữa Việt Nam và Tây Ban Nha đã ngưng trệ hồi tháng 7 sau sự can thiệp của Trung Quốc. Một số nước phương Tây bày tỏ sự thất vọng về "giải pháp hòa bình" này. Washington Post đã thẳng thắn "đá xoáy" Hà Nội vì "đặt lợi ích hợp tác kinh tế và tình đoàn kết Cộng sản cao hơn lòng tự tôn dân tộc".
"Với hệ thống chính trị khép kín, luôn bí mật mọi phương thức ngoại giao như Việt Nam, thì hầu hết mọi người — ngay cả các chuyên gia- cũng phải thừa nhận rằng họ hầu như không biết thực tế chuyện gì đang diễn ra. Điều này tạo ra môi trường hoàn hảo cho bất kỳ suy luận, phỏng đoán vô căn cứ nào", tờ Bưu điện Washington Post tuyên bố.
"Sự hiện diện của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương quả nhiên có thể kìm hãm vai trò của Bắc Kinh. Thêm vào đó 10 nước trong khối ASEAN lại nương theo chiều hướng " ủng hộ Trung Quốc" kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức. "Việt Nam là thành viên cuối cùng công khai thúc đẩy lập trường cứng rắn hơn chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông, "nhưng ở thời điểm hiện tại chính Việt Nam lại đang "ở thế yếu", thậm chí bị cô lập khi chưa được luật pháp quốc tế hỗ trợ đấu tranh chống lại những hoạt động khai thác trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông".
Tờ Washington Post rõ ràng hy vọng nhìn thấy Việt Nam kiên quyết chống lại Trung Quốc trên Biển Đông, và nhiều nước phương Tây cũng náo nức thấy kịch bản này. Nếu Hà Nội thực sự hành động như thế, thì xét cho cùng cũng chỉ là một quân cờ trong tay Mỹ và Nhật Bản, giúp họ giành được lợi thế địa chính trị, dưới danh xưng là hỗ trợ nhân đạo của phương Tây hay viện trợ không hoàn lại.
Cần phải chấp nhận thực tế rằng phương Tây tài trợ cho Việt Nam nhằm "chống lưng" để Chính quyền Hà Nội "tích cực đấu tranh ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc". Chiến lược tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama khuyến khích các nước trong khu vực để tạo ra thế cân bằng giữa Trung Quốc và Mỹ, và sử dụng sự ủng hộ của Washington làm đòn bẩy mặc cả lợi ích nhiều hơn từ phía Trung Quốc.
Tuy nhiên, những nỗ lực của các quốc gia phương Tây này thực sự không đưa đến thành quả. Philippines cũng đã từng là một trong những quốc gia đối đầu tích cực nhất với Trung Quốc. Nhưng chính vì thế mà họ đã tự lấy đá ghè chân, tự đẩy mình vào thế bí. Kết quả là, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã quyết tâm ngừng chơi "mèo vờn chuột" Mỹ và Nhật Bản để tìm ra hướng đi mới phù hợp hơn với đất nước mình.
Trung Quốc và Việt Nam là những nước láng giềng thân thiết, giàu truyền thống láng giềng hữu nghị. Về mặt kinh tế, Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất của Hà Nội. Về mặt chính trị, cả hai đều là các nước Xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo và chia sẻ rất nhiều quan điểm chung. Hà Nội chắc chắn không muốn bị biến thành "con tốt thí mạng" trong chiến lược của Hoa Kỳ nhằm kìm hãm Trung Quốc trên Biển Đông.
Các tranh chấp về biển đảo giữa Bắc Kinh và Hà Nội khó mà giải quyết được chỉ trong một sớm một chiều. Hai quốc gia nên ngăn các tranh chấp lãnh thổ làm ảnh hưởng đến trao đổi thương mại ngày càng tăng và giao lưu văn hoá thường xuyên giữa hai nước. Bắc Kinh-Hà Nội là đối tác chiến lược toàn diện nên sẽ vượt qua những tranh chấp không mong muốn này.
Nói trắng ra, một số người Mỹ đã cố gắng sử dụng "quyền lực thông minh" để thôi thúc Hà Nội chống lại Bắc Kinh và nghiễm nhiên chờ hưởng lợi từ việc này. Phương Tây vốn đã không thích thể chế của Việt Nam và càng nóng lòng chờ xem "cuộc chiến giữa hai anh em Đảng cộng sản". Chỉ có hợp tác toàn diện, hòa bình, hữu nghị mới có thể mang lại nhiều lợi ích thực sự cho Trung Quốc và Việt Nam thay vì các tranh chấp biển đảo.