Yêu cầu được gửi sang Hoa Kỳ để bù đắp sự thiếu hụt phi công lái máy bay phản lực của Thổ Nhĩ Kỳ, phát sinh sau cuộc đảo chính ngày 15 tháng 7 năm 2016, khi hàng trăm phi công từ Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bị sa thải. Thổ Nhĩ Kỳ cũng gửi đề nghị cho các nước khác. Pakistan đã phản ứng tích cực đối với đề nghị của Ankara, nhưng Hoa Kỳ phản đối điều này. Ankara một lần nữa hướng tới Washington nhưng bị từ chối. Theo tờ Yeni Safak, Lầu Năm Góc cho biết họ "không có chương trình đào tạo phi công ở nước ngoài." Mỹ đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ gửi phi công đến học ở Mỹ, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã bác bỏ đề xuất đó, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo tại các căn cứ của mình.
Trả lời phỏng vấn Sputnik về việc Mỹ từ chối gửi đến Thổ Nhĩ Kỳ huấn luyện viên đào tạo phi công lái máy bay chiến đấu F-16, Trung tướng Không quân Erdogan Karakush nói rằng thay vì cố gắng cải thiện quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ đã tuân thủ chiến thuật đặc biệt:
"Nước Mỹ không muốn các chuyên gia Pakistan đến Thổ Nhĩ Kỳ, có lẽ vì họ không muốn những người này thấy hệ thống thẻ điện tử mới và nâng cấp F-16 của chúng tôi. Thực tế là thay vì gửi các giảng viên của mình đến huấn luyện, Mỹ đề xuất cho các phi công Thổ Nhĩ Kỳ du học tại Mỹ. Có thể coi điều đó như một loại thông điệp gửi cho phía Thổ Nhĩ Kỳ, nói rằng: "Thấy chưa, chúng tôi thực sự không cản trở các vị", trong khi trên thực tế họ rõ ràng gây khó khăn. Tôi nghĩ rằng đây là hành vi không thể chấp nhận của phía Hoa Kỳ."
Ông Karakush lưu ý rằng Mỹ thực hiện động thái này sau khi quan hệ song phương bắt đầu căng thẳng do cuộc đảo chính quân sự ngày 15 tháng Bảy, và điều đó có thể khiến quan hệ giữa hai nước suy giảm hơn nữa:
"Như đã biết, quan hệ của chúng tôi với Hoa Kỳ hiện nay không phải là ở mức độ tốt nhất do những bất đồng về vấn đề PKK (Đảng Công nhân Kurdistan) và Đảng Liên minh Dân chủ. Thứ hai, có một số khó khăn do thực tế rằng Thổ Nhĩ Kỳ dự định mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga. Và, quan trọng nhất, vấn đề lớn là Mỹ sẽ không trao cho Thổ Nhĩ Kỳ kẻ đầu sỏ FETO với tội âm mưu đảo chính ngày 15 tháng Bảy. Nếu lưu ý tất cả các yếu tố này, lập trường như vậy của Mỹ có thể khiến cho quan hệ song phương suy giảm hơn nữa." — ông Karakush nói.
Ông Karakush nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng với giảng viên cho các phi công quân sự có thể được giải quyết, nếu một bộ phận phi công Thổ Nhĩ Kỳ bị sa thải sẽ trở lại phục vụ. Chuyên gia lưu ý rằng nhiều nước, và trước hết là Mỹ, không hài lòng với thực tế rằng Thổ Nhĩ Kỳ có số lượng lớn phi công quân sự tài năng và kinh nghiệm:
"Chúng tôi có các giáo viên hướng dẫn và các phi công rất có năng lực. Trong nhiều khía cạnh, điều đó chính là nguyên nhân của tất cả những chiêu trò mà hiện nay đang được tiến hành đối với Không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Hãy hình dung rằng, trong cuộc tập trận tại Hoa Kỳ, một phi công Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ 26 máy bay Mỹ, các phi công khác cũng bắn hạ nhiều máy bay, cho nên theo kết quả đồng đội, các phi công Thổ Nhĩ Kỳ mạnh hơn rất nhiều. Họ rất tài năng và chuyên nghiệp, nên nhiều quốc gia có liên quan trong lĩnh vực này tỏ ra bất mãn và lo ngại. Tôi cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể tự giải quyết vấn đề của mình".