"Thoả thuận về khu vực mậu dịch tự do (giữa Liên hiệp kinh tế Á-Âu và Việt Nam ký năm 2016) qui định phải là một liên doanh — một cơ sở sản xuất mới. Chúng tôi cho rằng chúng tôi không cần lập sản xuất mới tại Việt Nam vì chúng tôi là cổ đông lớn nhất của nhà máy lắp ráp KAMAZ ở đây", ông nói.
Ông cho biết, công ty đã "chuẩn bị các bước" cho nhà máy hiện tại: "Thông qua cơ cấu của Việt Nam chúng tôi tăng gói cổ phần: KAMAZ sở hữu trực tiếp 37%, chúng tôi đã mua thêm qua các cơ cấu của Việt Nam hơn 10%, có nghĩa chúng tôi muốn đạt số cổ phiếu gần 50%."
"Chính phủ đã đồng ý, ít nhất là bằng lời nói rằng KAMAZ không phải lập cấu trúc mới và chúng tôi có thể làm việc trong khuôn khổ cơ sở cũ. Vấn đề chính hôm nay là lắp ráp, nếu chúng tôi vẫn như hiện nay thì chúng tôi không được hưởng những ưu đãi theo quy định trong hiệp định về khu vực mậu dịch tự do. Một khi chúng tôi dàn xếp xong những bất đồng pháp lý với chính phủ, sẽ bắt đầu hoạt động lắp ráp. Về mặt kỹ thuật, chúng tôi đã sẵn sàng," — S. Kogogin nói thêm.
Trước đó, người đứng đầu KAMAZ ước tính thị trường xe tải ở Việt Nam vào khoảng 20 nghìn đầu xe. Công xuất của nhà máy lắp ráp KAMAZ ở Việt Nam là khoảng 1,5 nghìn xe một năm.