Đổ máu ở Myanmar: cái nhìn từ Moskva

© AFP 2023 / Soe Than Win Полиция уносит пострадавшего во время антимусульманских погромов в Янгоне, Мьянма
Полиция уносит пострадавшего во время антимусульманских погромов в Янгоне, Мьянма - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Myanmar lại trở thành trung tâm sự chú ý. Bên lề Đại sứ quán Myanmar ở Moskva đã diễn ra cuộc biểu tình ủng hộ người Hồi giáo Rohinga Miến Điện.

Tại Grozny, thủ phủ nước cộng hòa Hồi giáo Chechnya ở Bắc Kavkaz, có tới một triệu người đã tham dự cuộc mít tinh tương tự. Ngày 5 tháng 9, bình luận về xung đột ở Myanmar, Tổng thống Putin tuyên bố Nga phản đối mọi hành động bạo lực và kêu gọi chính phủ Myanmar kiểm soát tình hình.

Truyền thông thế giới đưa tin về các sự kiện ở Myanmar từ nhiều góc độ khác nhau, tùy thuộc lập trường tôn giáo và chính trị của các tác giả. Người ta viết về nạn diệt chủng dã man người Hồi giáo sống ở Myanmar cũng như chỉ ra những hành động khủng bố gay gắt của người Rohinga chống nhà nước Myanmar, một quốc gia đông đảo người theo Phật giáo. Chúng ta cùng thử nhìn nhận vấn đề với sự giúp đỡ của các nhân chứng và chuyên gia.

"Người Hồi giáo truyền thống của Myanmar tức là những người nhập cư từ Ấn Độ, Trung Quốc, cũng như sinh ra trong các gia đình hỗn hợp, sinh sống và chủ yếu làm kinh doanh trên khắp Miến Điện," — Pyotr Kozma, một blogger người Nga đang sống ở đất nước này cho biết. — "Các Phật tử địa phương đã tích lũy kinh nghiệm chung sống nhiều thập niên với cộng đồng Hồi giáo truyền thống này, vì vậy những vụ xung khắc nhỏ chưa bao giờ gây nên xung đột quy mô lớn".

Quốc kỳ Mỹ - Sputnik Việt Nam
Ý kiến: Khi người ta muốn "phất cờ Mỹ" ở Myanmar

Vấn đề hoàn toàn khác đối với các đại diện người Hồi giáo Rohinga, ước tính có khoảng từ một đến một triệu rưỡi người, tập trung sống ở khu vực bang Rakhine, phía Tây Myanmar.

Đó là những người xuất thân từ Đông Bengal, tức Bangladesh ngày nay, —  nhà khoa học Aida Simonia từ Viện Nghiên cứu Phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga giải thích. — Giống như Myanmar ngày nay, họ từng là thuộc địa Anh. Giữa họ không hề có đường biên giới. Người Anh khai thác sức lao động của người Rohinga trong nông nghiệp, ồ át đưa người Rohinga từ Bengal sang phía tây Myanmar ngày nay. Sau năm 1948, khi diễn ra việc phân chia ranh giới các quốc gia mới giành độc lập, người Rohinga vẫn ở lại trên mảnh đất mới. Nhưng họ hoàn toàn không gắn bó đoàn kết với dân tộc chính ở đây là người Miến Điện cũng như các cư dân gốc tại bang Rakhine nơi họ sinh sống. Giữa họ không có gì chung về sắc tộc, ngôn ngữ, văn hoá hay tôn giáo.

Nhà chức trách không công nhận người Rohinga là công dân Myanmar nhưng không bởi lý do tôn giáo hoặc sắc tộc. "Giữa những người Rohinga ngày càng có nhiều người mới đến từ Bangladesh, trong đó có vì những lý do phạm pháp," — Blogger Piotr Kozma viết. — "Hãy tưởng tượng thủ lĩnh của những cộng đồng này là kẻ tội phạm và cực đoan từ nước láng giềng." Điều đáng nói là ngay cả người Hồi giáo Myanmar truyền thống cũng cách ly với người Rohinga, coi đó là những người xa lạ."

Mit-tinh ở Groznyi nhằm ủng hộ người Rohingya Hồi giáo - Sputnik Việt Nam
Vì sao người Nga theo đạo Hồi ủng hộ người Rohingya?

Không thể phủ nhận việc chính phủ Myanmar từ chối công nhận quyền công dân Myanmar của người Rohinga đã trở thành một cú huých tiêu cực dẫn đến những xu hướng cực đoan. Từ những năm 1950, ở những vùng có người Rohinga sinh sống đã nảy sinh phong trào đòi chiếm giữ một phần lãnh thổ bang Rakhine để lập quốc gia riêng. Không nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài, đến những năm 1960 phong trào này tan rã. Một thập kỷ trở lại đây, tình hình có xu hướng leo thang căng thẳng. Tháng 10 năm ngoái, các nhóm vũ trang người Rohinga từ Bangladesh đã xâm phạm lãnh thổ bang Rakhine. Chín cảnh sát Myanmar thiệt mạng trong các cuộc tấn công trạm kiểm soát. Ngày 25 tháng 8 năm nay, có tới hơn một nghìn chiến binh của cái gọi là "Đội quân cứu hộ Rohinga Arakan", theo một số nguồn tin được Ả-rập Xê-út tài trợ, đã tràn qua biên giới. Đáng chú ý là sự kiện xảy ra một ngày sau khi Ủy ban Quốc tế do ông Kofi Anan dẫn đầu hoàn thành việc nghiên cứu tình hình ở bang Rakhine và đưa ra khuyến nghị để bình thường hóa tình hình.

Lúc này, tình trạng khẩn cấp đang được ban bố ở bang Rakhine, các nhà báo bị từ chối tiếp cận khu vực. Theo thông báo của ban chỉ huy quân đội Myanmar, kết quả tuần đầu tiên đụng độ giữa lực lượng chính phủ và người Rohinga là 370 phiến quân bị tiêu diệt, 15 quân nhân Myanmar hy sinh. Ngoài ra, phiến quân bị cáo buộc giết hại 14 thường dân.

 Mặt khác, theo dữ liệu của LHQ, sau ngày 15 tháng 8, dòng người Rohinga tị nạn từ Myanmar chạy về Bangladesh đã là hơn 123.000 người. Những người vượt biên kể về hàng ngàn người dân cùng làng bị giết hại, làng mạc bị lực lượng chính phủ thiêu hủy.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала