Vì sao giá ôtô tại Việt Nam lại đắt đến vậy?

© AP Photo / Martin MeissnerHội chợ Ô tô quốc tế ở Đức - Essen Motor Show 2016
Hội chợ Ô tô quốc tế ở Đức - Essen Motor Show 2016 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Giá ôtô tại Việt Nam là bao nhiêu nếu không phải đóng thuế?

Phạm Nhật Vượng - Sputnik Việt Nam
Xe ôtô Việt: Mảnh ghép thứ 7 và ván bài được ăn cả ngã về không của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Trong giá xe bán ra, khoảng 55% là giá vốn, và 45% còn lại là các loại thuế và chi phí bán hàng, lợi nhuận của đại lý.

Đầu tháng 9, giá xe Honda CR-V tại các đại lý liên tục giảm, kết hợp với làn sóng giảm giá trước đó bắt nguồn từ Trường Hải, khiến nhiều khách hàng nghi vấn. Với mức giảm 200-300 triệu, vậy có phải các đại lý và hãng xe đang quá lãi khi bán xe ở Việt Nam? Giá trị thực của ôtô là bao nhiêu?

Giá trị thực của ôtô là gì?

Giá trị thực mà nhiều khách hàng nhắc đến là cách gọi cửa miệng, không mang ý nghĩa về chất lượng mà ám chỉ giá xe khi chưa cộng hoặc cộng một tỷ lệ rất nhỏ các khoản thuế, phí và lợi nhuận doanh nghiệp. Trong kinh tế học, cách hiểu này gần nhất với khái niệm giá vốn. Hiểu đơn giản là mức giá mà doanh nghiệp sản xuất bán cho đại lý phân phối.

Ví dụ, một hãng bán xe cho đại lý giá 500 triệu chưa thuế, sau các loại thuế, phí, đại lý bán cho khách hàng giá 900 triệu, như vậy khoản 500 triệu là "giá trị thực" mà khách hàng đang mong đợi.

Vậy đại lý cộng những khoản gì khiến giá bán cho khách hàng lại cao hơn nhiều lần giá mua từ hãng. Đó là các loại thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), giá trị gia tăng (VAT) và chi phí bán hàng, lợi nhuận của doanh nghiệp. TTĐB đại lý trả cho hãng khi mua xe, còn VAT do người mua nộp, tính sau khi đã gộp chi phí bán hàng của đại lý.

Sau 20 năm mở cửa cho các liên doanh sản xuất ôtô với nhiều ưu đãi nhưng vẫn chưa có thương hiệu ôtô Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Ước mơ ô tô Việt hay bài học từ "vết xe đổ" Vinaxuki?
Thứ tự tính giá bán ra (niêm yết) của đại lý sẽ như sau:

Giá niêm yết = Giá vốn + Thuế TTĐB + Chi phí bán hàng + VAT

Chi phí bán hàng trong công thức trên được hiểu là gồm cả chi phí vận hành hệ thống bán hàng, marketing, quản trị, lợi nhuận doanh nghiệp.

 

Giá vốn

Thuế
TTĐB

Chi phí
bán hàng

VAT

Giá đại lý

Số tiền (triệu)

500

250

75

82.5

 907.5

Tỷ lệ (%)

55

28

8

9

100

Trong đó TTĐB tính dựa trên giá vốn; chi phí bán hàng thường bằng khoảng 10-15% tổng (giá vốn + TTĐB); VAT tính bằng 10% của tổng (giá vốn + TTĐB + chi phí bán hàng)

Giả sử một mẫu xe có giá vốn 500 triệu, ở phân khúc 2-2,5 lít, chịu thuế TTĐB 50%, chi phí bán hàng 10%, VAT 10% thì giá đại lý bán ra như sau:

Với cách tính này, giá đại lý gần như gấp đôi giá vốn. Với giá vốn khoảng 500 triệu, đại lý bán ra hơn 900 triệu là đảm bảo lợi nhuận.

Theo các chuyên gia trong ngành, mức lợi nhuận của đại lý thường ở khoảng 5% giá xe. Tức nếu xe 1 tỷ, đại lý lãi 50 triệu. Con số này cũng có thể thay đổi phụ thuộc nhiều yếu tố như chính sách bán hàng từng hãng, độ "hot" của mỗi mẫu xe trên thị trường. 

Mức giá bán ra thị trường cao hơn nhiều so với giá hãng xe bán cho đại lý bởi phải chịu thêm các khoản thuế. Số tiền này nộp ngân sách nhà nước chứ không phải phần đại lý được hưởng, vì vậy giá cao không đồng nghĩa với đại lý lãi nhiều.

Giảm giá liên tục, đại lý bán lỗ

Lada Vesta SW Cross - Sputnik Việt Nam
LADA lọt Top xe ô tô được ưa chuộng
Đại lý thường có vài chục triệu để đàm phán giá với khách. Khi một mẫu xe nào đó đang gây sốt, giá sẽ chênh lên và đại lý có thêm lợi nhuận, đây là quy luật bình thường của thị trường, ở tất cả mọi ngành chứ không riêng ôtô. Ngược lại, khi xe bán chậm, đại lý phải chấp nhận cắt bớt lãi, thậm chí lỗ để bán xe, thu hồi vốn quay vòng cho những đợt nhập hàng tiếp theo. 

Trường hợp của Honda CR-V hay Mazda CX-5, hầu hết các chuyên gia đánh giá đại lý của Honda và Mazda chịu lỗ. Khoản giảm giá này thường sẽ được hỗ trợ một phần từ nhà sản xuất, nhưng nhìn chung các đại lý phải chấp nhận để duy trì kinh doanh trong dài hạn. 

Nhận định này cũng phù hợp khi đại diện Trường Hải cho biết hãng này chịu lỗ từ lâu để giảm giá đạt doanh số như mong muốn, trong khi Honda đang "hy sinh lợi nhuận của đại lý".

Mức giá hiện nay của CX-5 hay CR-V đã thấp hơn Thái Lan, Indonesia và một số nước trong khu vực. Trước đó, giá xe ở những nước này thấp hơn Việt Nam bởi hai nguyên nhân, chi phí sản xuất ôtô thấp hơn Việt Nam khoảng 20% và không chịu nhiều loại thuế lớn, đặc biệt là thuế TTĐB vì chính phủ những nước này không xếp ôtô vào loại hàng hoá xa xỉ cần hạn chế.

Trong khi đó, giá xe ở Mỹ rẻ hơn rất nhiều so với xe ở Việt Nam, chỉ bằng khoảng 40-50%. Nguyên nhân cũng tương tự như trường hợp Thái Lan hay Indonesia. Mỹ là cái nôi sản xuất ôtô hàng đầu thế giới, vì vậy toàn bộ linh kiện đều được cung cấp tại chỗ, không phải nhập khẩu như Việt Nam. Chính phủ cũng không đánh thuế để hạn chế ôtô, vì vậy giá xe rẻ. 

Nguồn: Vnexpress

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала