Có lẽ, một ngày nào đó, cuối cùng cũng có thể đạt được thỏa thuận trong tất cả những câu hỏi tranh chấp này, Andreas Ryush, tác giả của bài báo hy vọng.
"Ví dụ, có thể chỉ thiết lập những biểu tượng đặc trưng điển hình vinh danh nữ thần chính trị đúng đắn, tốt nhất là trung tính về sắc tộc và giới tính ", nhà báo gợi ý với sự mỉa mai.
Tuy nhiên, Nga vẫn còn cách xa trước một "bước đột phá" như vậy, tờ báo tiếp tục. Để loại bỏ tất cả các "nhân chứng lịch sử" gây ra sự phẫn nộ, "đội quân vệ sinh" sẽ cần nhiều năm nữa. Các bức tượng Lenin, những cái tên Liên Xô trên phố — xã hội không thể đạt được sự đồng thuận trong vấn đề thay thế chúng bằng cái gì đó mới mẻ.
Vì vậy ở Nga những điều không tương thích tiếp tục cùng tồn tại với nhau. Cảnh quan của một số thành phố ở Nga đã minh hoạ hoàn toàn sự chia rẽ của đất nước trong việc đối xử với lịch sử của nó. Một ví dụ điển hình là Ekaterinburg. Ở đây năm 1918, theo lệnh của Bolshevik, vị hoàng đế Nga cuối cùng bị bắn chết. Cách đây vài năm để vinh danh Hoàng đế xấu số, một nhà thờ xinh đẹp đã được dựng lên trên địa điểm này. Nhưng đường phố dẫn đến nhà thờ vẫn còn mang tên của người giết chết Sa hoàng: người dân đã không cho phép thay đổi tên phố.
Cho tới nay,trên quảng trường chính, tượng đài của nhà lãnh đạo cách mạng V.I. Lenin vẫn tiếp tục đứng ở đó. Đồng thời, cần lưu ý rằng thành phố có đủ kinh nghiệm trong việc phá dỡ các di tích, Ryush nhận xét. Dưới thời Sa hoàng, bức tượng của Alexandr II vẫn đứng trong quảng trường. Sau cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917, nó đã nhường chỗ cho Tượng Nữ thần Tự do, sau đó là "Người lao động cởi trần" — bức tượng bằng đá cẩm thạch của một người đàn ông khỏa thân hoàn toàn. Nhưng vì hình ảnh khoả thân khó coi, người ta cũng loại bỏ nó. Sau đó trên nền tượng đài cũ lại dựng lên chân dung nhà độc tài Stalin, và sau thời điểm bài trừ tệ sùng bái cá nhân, ở vị trí đó lại thay thế bằng tượng Lenin. Kể từ đó, chính quyền thành phố đã không thể tìm thấy bất kỳ phương án thay thế nào phù hợp hơn. "Nói cho cùng, sự hiện diện mạnh mẽ của Lenin trong đất nước, nơi tự bản thân họ chính thức từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, bắt buộc húng ta phải suy nghĩ. Và chính vì điều này, nhiều di tích vẫn tồn tại ", — tác giả kết luận.