Chuyên gia Việt nói về 3 mối nguy lớn khi Triều Tiên làm chủ công nghệ bom nhiệt hạch

© REUTERS / KCNANhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un tại Viện Quân sự Nghiên cứu Vật liệu Hoá học ở Bình Nhưỡng
Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un tại Viện Quân sự Nghiên cứu Vật liệu Hoá học ở Bình Nhưỡng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chuyên gia ngoại giao phân tích về 3 nguy cơ an ninh ở Đông Bắc Á sau tuyên bố sở hữu bom nhiệt hạch có thể gắn lên tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

Bắc Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công bom hydro, đài truyền hình của Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam
Bắc Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công bom hydro
Ngày 3/9, Triều Tiên gây ra trận động đất mạnh đến 6,3 độ richter, tuyên bố đó là vụ thử thành công bom nhiệt hạch và khẳng định có công nghệ thu nhỏ được đầu đạn này để gắn lên tên lửa đạn đạo.

Sau vụ thử hạt nhân lần thứ 6 nói trên của Triều Tiên, tình hình an ninh tại Đông Bắc Á đã có nhiều thay đổi.

Trả lời phỏng vấn VTC News liên quan vấn đề này, Tiến sỹ Trần Việt Thái — Viện phó Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao cho rằng: "Triều Tiên có vũ khí hạt nhân thì không chỉ có Nhật Bản và Hàn Quốc lo ngại, mà ngay cả Trung Quốc và Nga cũng sẽ phải có những điều chỉnh".

- Theo ông, vì sao Triều Tiên liên tiếp thực hiện các vụ thử tên lửa và hạt nhân quy mô lớn bất chấp những tuyên bố cứng rắn của Mỹ và lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc?

Theo tôi, có 4 lý do, thứ nhất là chương trình hạt nhân và tên lửa có thể nói là những chương trình có liên quan đến sự tồn vong, tồn tại của cả chế độ. Đó là ý nghĩa và tầm quan trọng của nó trong chính sách "Tiên quân" do chính phủ Triều Tiên thực hiện.

Chính sách "Tiên quân" ưu tiên phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là hạt nhân và vũ khí hạt nhân. Có thể nói đây là trọng tâm của trọng tâm, không thể từ bỏ được, đối với họ.

Xe quân sự với tên lửa Pukkykson trong cuộc diễu hành quân sự kỷ niệm 105 năm ngày sinh của Kim Il Sung ở Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên - Sputnik Việt Nam
Bao giờ Bắc Triều Tiên sẽ hoàn thành phát triển bom hydro?
Lý do thứ hai, vừa rồi Triều Tiên có được một số tiến bộ về mặt khoa học và công nghệ, tuy nhiên chưa tạo được lợi thế trên bàn đàm phán vì chưa được các cường quốc khác công nhận do chưa ai kiểm chứng được năng lực thực sự của họ. Vì thế, họ tiếp tục thử nghiệm để chứng minh năng lượng và để được thế giới công nhận.

Lý do thứ ba, Triều Tiên phản ứng trước cuộc tập trận của Mỹ — Hàn, đặc biệt vụ phóng tên lửa vừa rồi là sự phản ứng trực tiếc trước những điều mà chính quyền Triều Tiên cho là đe dọa từ các cuộc tập trận Mỹ — Hàn, cuộc tập trận ‘Người bảo vệ tự do Ulchi'. Đấy là điều thứ ba.

Lý do thứ tư, tình hình thế giới và khu vực hiện nay diễn biến phức tạp, trong khi đó Triều Tiên bị bao vây, cô lập, bị cấm vận thì họ không còn cách nào khác cả. Có thể nói đấy là cách duy nhất để họ tự khẳng định bản thân, tạo cho họ sức mạnh để họ bảo vệ chế độ, bảo vệ nhà nước.

Có thể nói đây là 4 lý do cả chủ quan và khách quan, cả trực tiếp và gián tiếp. Họ đã tổ chức thử vũ khí và giới chuyên gia đã được dự báo trước.

© REUTERS / Kim Hong-JiBắc Triều Tiên thử nghiệm thành công bom hydro
Bắc Triều Tiên thử nghiệm thành công bom hydro - Sputnik Việt Nam
Bắc Triều Tiên thử nghiệm thành công bom hydro

- Truyền thông Hàn Quốc nói Triều Tiên dường như đang chuẩn bị ICBM ở khu bờ Tây và có thể bắn tên lửa trong vài ngày tới, ông đánh giá thế nào về động thái này của Bình Nhưỡng?

Nhìn vào những động thái vừa rồi thì dường như những thông tin về Triều Tiên mà tình báo Hàn Quốc cung cấp có vẻ như là là chính xác. Một phần là nó trùng với thời điểm ngày 9/9, tức là cuối tuần này, Triều Tiên kỷ niệm ngày Quốc khánh.

Cuộc phóng tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên - Sputnik Việt Nam
Triều Tiên có thể hủy diệt thế giới chỉ bằng “3 hoặc 4 quả bom”?
Thông thường vào những dịp trọng đại như vậy họ thường có sự kiện tương tự để khẳng định trong những ngày này. Có lẽ đợt này họ sẽ thử tiếp để kỷ niệm ngày 9/9.

- Triều Tiên nói thử thành công bom nhiệt hạch và có thể gắn được đầu đạn này lên tên lửa đạn đạo nhưng nhiều chuyên gia cho rằng không phải, ông có đánh giá gì năng lực hạt nhân hiện nay của Triều Tiên?

Tôi không phải là chuyên gia về hạt nhân nên không thể đánh giá được về mặt kỹ thuật, nhưng nhìn vào động thái vừa rồi của Triều Tiên thì nhiều khả năng họ đã làm được thật.

Tuy nhiên hiện tại tôi chưa có đủ bằng chứng cụ thể để kiểm chứng được và có lẽ hiện nay trên thế giới cũng không có nhiều người đủ năng lực để kiểm chứng chuyện đó.Kể cả là các chuyên gia thực sự cũng phải đến tận nơi.

Nhưng rõ ràng với động thái vừa rồi, Triều Tiên có thể đã có khả năng thu nhỏ được đầu đạn, nhưng khả năng thu nhỏ là một chuyện, còn việc điều khiển quả tên lửa và điều khiển nổ thế nào nó còn là cả một công đoạn.

- Nếu Triều Tiên làm chủ được công nghệ như vậy thì điều này sẽ gây ra những mối nguy gì, thưa ông?

Hiện nay mới chỉ có dự báo, còn đánh giá thực tế chưa xảy ra. Nhưng dự báo nếu Triều Tiên làm chủ công nghệ này thì nó sẽ ảnh hưởng rất sâu sắc đến an ninh khu vực ở một số khía cạnh.

Thành phố Bình Nhưỡng - Sputnik Việt Nam
Giới chuyên viên nghi ngờ độ xác thực của vụ nổ bom hydro ở Bắc Triều Tiên
Thứ nhất, nếu Triều Tiên làm chủ công nghệ và có vũ khí hạt nhân, có phương tiện phóng thì họ sẽ đe dọa trực tiếp đến an ninh không chỉ của Mỹ mà còn cả các nước đồng minh, kể cả các căn cứ của Mỹ lẫn lục địa Mỹ. Đây là điều chưa từng có kể từ Thế chiến II đến nay.

Thứ hai, nếu Triều Tiên có vũ khí hạt nhân và công nghệ phóng thì họ đã chính thức bước vào câu lạc bộ các nước có vũ khí hạt nhân. Điều này đòi hỏi một sự ứng xử khác, nó làm thay đổi các phương pháp tiếp cận cũng như là cách xử lý các thách thức an ninh.

Thứ ba, điều này sẽ dẫn đến thay đổi cán cân về lực lượng chiến lược trong khu vực, đặc biệt nếu Triều Tiên có vũ khí hạt nhân thì không chỉ có Nhật Bản và Hàn Quốc lo ngại, mà ngay cả Trung Quốc và Nga cũng sẽ phải có những điều chỉnh.

© Ảnh : Tùng ĐinhTiến sỹ Trần Việt Thái - Viện phó Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao
Tiến sỹ Trần Việt Thái - Viện phó Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao - Sputnik Việt Nam
Tiến sỹ Trần Việt Thái - Viện phó Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao

Điều này cũng trực tiếp khiến Mỹ sẽ tăng cường lực lượng ở khu vực, đặc biệt là các lực lượng chiến lược và dẫn đến mất cân bằng tương quan về lực lượng chiến lược. Những điều này tác động đến lòng tin của các nước trong khu vực và khiến họ đi đến chỗ khó xử hơn, khó giải quyết hơn.

Không chỉ có vậy, điều này có thể gây ra một cuộc chạy đua vũ trang và có nguy cơ khiến việc giải trừ quân bị và vũ khí hạt nhân không những không thực hiện được, mà còn làm tăng thêm vũ khí hạt nhân.

- Theo ông, liệu có khả năng xảy ra xung đột vũ trang trên bán đảo Triều Tiên hay không?

Cho đến thời điểm này khi chúng ta đang trao đổi ở đây, tôi chưa thấy dấu hiệu xảy ra chiến tranh vũ trang. Vì sao có thể khẳng định như vậy? Bởi vì muốn xảy ra chiến tranh vũ trang phải đạt được những điều kiện của nó.

Thứ nhất, phải chuẩn bị lực lượng, một hoặc một vài bên phải chuẩn bị lực lượng, đặc biệt muốn chiến tranh phải là bộ binh, nhưng tôi chưa thấy có sự điều động về bộ binh. Có sự điều động về vũ khí và đặc biệt là vũ khí chiến lược nhưng các bên đều kiềm chế và mới chỉ dừng lại ở mức độ nào đó.

Ví dụ, Mỹ và Nhật chỉ tăng cường phòng thủ tên lửa. Mỹ có điều động, đưa đến đây một số loại vũ khí chiến lược nhưng không phải để tấn công mà chỉ để răn đe. Hiện nay tính toán của các bên mới chỉ dừng ở mức răn đe, tạo thế chứ chưa dùng cho xung đột vũ trang.

Nhưng nguy cơ thì ngày càng tăng, đặc biệt rủi ro do tính toán sai lầm là rất cao khi trong thế đối đầu như vậy.Trong những ngày gần đây, sau vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của Triều Tiên, không khí tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc rất sôi sục bởi sức ép từ nhiều phía.

B-1B Lancer - Sputnik Việt Nam
Mỹ gửi hai máy bay ném bom tới Hàn Quốc trong bối cảnh cuộc đối đầu với Bắc Triều Tiên
Mỹ đã có quá nhiều phát biểu, nếu không hành động sẽ bị mất mặt. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ khó xử nếu để tình trạng này kéo dài thêm. Sau khi Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, tất cả các nước ở Đông Bắc Á đều phải toan tính lại.

Tóm tại, hiện tại chưa có dấu hiệu chiến tranh hay xung đột, chưa có khả năng nhưng rủi ro đang gia tăng và cần phải hết sức thận trọng trong bối cảnh hiện nay.

- Sau vụ thử hạt nhân vừa rồi, Trung Quốc và Nga nói sẽ xử lý vấn đề một cách thỏa đáng, theo ông, liệu 2 quốc gia này sẽ có những động thái mạnh mẽ hơn trong việc liên kết các bên đến bàn đàm phán để giải quyết vấn đề Triều Tiên bằng biện pháp hòa bình hay không?

Trước hết nói về Trung Quốc, phải nói Bắc Kinh là một trong những đồng minh quan trọng nhất của Bình Nhưỡng. Nếu nói về động thái, họ đã có một số động thái như cấm, ngừng nhập khẩu than, ngừng nhập khẩu hải sản, áp đặt lệnh cấm vận tài chính, phong tỏa một số cảng biển, ngừng một số giao dịch…Tuy nhiên họ sẽ đi đến đâu thì tôi chưa rõ, bởi có một số vấn đề.

Thứ nhất, hiện nay Trung Quốc đang chuẩn bị cho Đại hội 19, đang bước vào giai đoạn then chốt và thông báo là bắt đầu Đại hội 19 vào ngày 18/10. Đây là hoạt động rất quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Do vậy, Trung Quốc không thể để tình trạng xung đột trên bán đảo Triều Tiên trở nên nghiêm trọng hơn.

Thứ hai, nếu Triều Tiên có bất ổn xung quanh thì việc phát triển, tăng trưởng, môi trường xung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không có lợi cho Trung Quốc, do đó họ không thể để tình trạng này xảy ra.

Солдат Корейской Народной армии во время военного парада, посвященного 105-летию Ким Ир Сена в Пхеньяне - Sputnik Việt Nam
Tại sao không nên coi CHDCND Triều Tiên là kẻ xâm lược?
Tuy nhiên, Trung Quốc làm đến đâu thì vẫn có khó khăn do Triều Tiên có sự độc lập nhất định. Sau hàng chục năm bị cấm vận, Triều Tiên vẫn tự chủ và có những tiến bộ về công nghệ và không đơn giản để có được điều này.

Theo tôi, Trung Quốc có nhiều công cụ, nhưng họ có làm được hay không, họ có muốn làm hay không và làm đến mức nào thì đây là những câu hỏi chưa có lời giải. Nhưng tôi cho rằng sau Đại hội 19, Trung Quốc sẽ có những động thái mạnh mẽ hơn, khi mà xử lý các vấn đề trong nước xong Bắc Kinh sẽ tập trung vào đối ngoại.

Còn về phía Nga, thực ra mối quan tâm của Nga không lớn như Trung Quốc và các nước trong khu vực nhưng do Triều Tiên nằm ngay sát Nga, dù đó là khu vực Viễn Đông xa xôi nhưng nó phần nào vẫn ảnh hưởng đến an ninh của Nga.

Nếu tình hình bùng nổ, trước hết Nga sẽ có lợi ích trực tiếp ở đây, đấy là điểm thứ nhất.

Điểm thứ hai, Nga cũng có những tính toán nhất định, bởi nếu Mỹ sa lầy ở khu vực này, có thể Nga sẽ rảnh tay ở chỗ khác. Do vậy, nhân tố Nga rất khó đánh giá.

Ở thời điểm hiện tại chúng tôi cũng không có đủ thông tin để đánh giá chính xác và cần phải theo dõi tiếp, song đây là một nhân tố khó xử lý, khó dự báo hơn rất nhiều.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn: VTCNews

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала