Thây ma chính trị không hồi sinh, nó chỉ định danh mà thôi

© AFP 2023Sài Gòn, Việt Nam, năm 1945
Sài Gòn, Việt Nam, năm 1945 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Rất hiếm khi trong các phương tiện truyền thông và mạng xã hội của Việt Nam có cuộc tranh luận sôi nổi như hiện nay - liên quan đến việc xuất bản bộ Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập mới do Viện Sử học trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam biên soạn.

Người Việt sống ở quê hương và cộng đồng người Việt nói chung, trước hết bàn luận về những thay đổi trong thuật ngữ đã được sử dụng trước đó và tên của các thể chế chính trị và các cấu trúc khác của chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1956 —1975, khi  đất nước Việt Nam chia cắt thành hai phần —  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Một trong những chuyên gia Nga nghiên cứu lâu năm nhất về Việt Nam, nhà khoa học chính trị Grigory Lokshin cũng tham gia cuộc thảo luận.

 Một trong những vấn đề chính trong cuộc thảo luận là vấn đề hiện nay Việt Nam nên nhìn nhận Việt Nam Cộng hòa như thế nào và nói chung cách gọi chính thể này ra sao, — ông Grigory Lokshin lưu ý trong cuộc phỏng vấn  của Sputnik-Việt Nam. —Trong bộ Lịch sử Việt Nam mới không có những thuật ngữ quen thuộc như "ngụy quyền Sài Gòn" (chính quyền bù nhìn Sài Gòn) hoặc "ngụy quân" (quân đội bù nhìn). Cũng như hầu hết những người tham gia thảo luận, tôi cho rằng việc công nhận thực tế tồn tại của Việt Nam Cộng hòa là điều quan trọng đối với cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Theo luật pháp quốc tế, chỉ khi công nhận  chính thể Việt Nam Cộng hoà mới có thể khẳng định hoàn toàn có cơ sở rằng những lãnh thổ đảo này thuộc về nó, và sau khi thống nhất đất nước vào năm 1976, hoàn toàn  chuyển sang quyền sở hữu của nước CHXHCN Việt Nam. Tôi cũng đồng ý với thực tế là sự thay đổi tên của các tổ chức miền Nam Việt Nam sẽ dẫn đến việc tạo ra  môi trường thuận lợi cho việc thực hiện chính sách hòa giải dân tộc mà Đảng Cộng Sản Việt Nam thi hành hàng chục năm nay và việc tăng cường chủ trương này đặc biệt cần thiết trong điều kiện phức tạp xảy ra hiện nay đối với Việt Nam trong bối cảnh quốc tế. Và, tất nhiên, việc sử dụng những thuật ngữ có sẵn trong quá khứ làm cho trình bày lịch sử trở nên chặt chẽ hơn và phù hợp với các tiêu chuẩn được chấp nhận trên thế giới.

biên giới giữa nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam và miền Nam Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Lịch sử Việt Nam: vấn đề ngụy quân-ngụy quyền và định danh Việt Nam Cộng hòa

Tuy nhiên, trong các phương tiện truyền thông và mạng xã hội của Việt Nam, có rất nhiều người chỉ trích kiến giải mới về lịch sử. Thậm chí còn có những yêu cầu của các blogger tức giận đòi đốt cả bộ sách đã xuất bản và nhà sử học Việt Nam nổi tiếng Phan Huy Lê vào tù. Họ cáo buộc nhóm tác giả trong việc "dựng dậy thây ma lịch sử", những con rối bù nhìn của chủ nghĩa đế quốc Mỹ, những kẻ đã làm đổ máu và gây ra bao đau khổ không kể xiết cho nhân dân. Phản ứng với các nhà phê bình, Giáo sư Phan Huy Lê nhấn mạnh rằng chỉ thay đổi cách gọi trong ấn bản mới, còn tất cả các đánh giá về bản chất của chính quyền Sài Gòn và chính sách của họ vẫn không thay đổi.      

Việc từ bỏ thuật ngữ theo tiêu chuẩn tuyên truyền đã lỗi thời trong việc định danh thể chế chính trị miền Nam Việt Nam đã được  luật sư nổi tiếng Trần Công Trụ tích cực ủng hộ. Ông nhấn mạnh rằng, theo quan điểm pháp lý, không nên định hướng theo sở nguyện của bản thân để bác bỏ sự tồn tại khách quan của một cấu trúc chính trị đã được cộng đồng quốc tế chính thức công nhận. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tuyệt nhiên ngừng tồn tại sau khi Tổng thống cuối cùng, Đại tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng hoàn toàn và vô điều kiện vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Kể từ thời điểm đó, Việt Nam Cộng hoà chỉ được đề cập tới như một cấu trúc chính trị của quá khứ, giống như các cấu trúc khác của hệ thống phong kiến ​​hay chế độ thực dân từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam.

Cảnh xử án thời xưa. - Sputnik Việt Nam
“Bao Công Việt Nam” phá những vụ án ly kỳ trong lịch sử

Sự thay đổi thuật ngữ chính trị trong ấn bản mới của Bộ Lịch sử Việt Nam,  như chuyên viên Grigory Lokshin nhận xét," đã được tiếp nhận  một cách tiêu cực trong giới khoa học Trung Quốc. Tờ "Thời báo Hoàn cầu" ngày 30 tháng 8 năm 2017 đã công bố bài báo của nhà khoa học Trung Quốc Tư Tran Đao dưới tiêu đề "Thay đổi lịch sử nước nhà, Việt Nam tự đào hố bẫy cho mình".  Phản ứng tiêu cực của đồng nghiệp Trung Quốc không có gì lạ, bởi vì bất cứ mọi đề cập đến thực tế  Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam Cộng Hòa theo hiệp định Geneva đã được thông qua với sự tham gia của Trung Quốc, lúc nào cũng gây ra phản ứng giận dữ trong giới truyền thông Trung Quốc. Điều lạ lùng là tác giả Trung Quốc không để ý rằng trong ấn bản mới của bộ Lịch sử Việt Nam, lần đầu tiên sau nhiều năm, tất cả những sự kiện liên quan đến cái gọi là "cuộc chiến biên giới" của Trung Quốc chống Việt Nam năm 1979 nay được nêu đúng đích danh: Những sự kiện này được gọi một cách  đồng  nhất là "cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc".

Rõ ràng, cuộc tranh luận mở ra không phải là một trò chơi chữ trống rỗng. Lập luận của nhóm tác giả bộ Lịch sử Việt Nam mới xuất bản và những người ủng hộ việc loại bỏ những tên gọi định kiến và khuôn mẫu lỗi thời trở nên thuyết phục hơn và có trọng lượng hơn so với  tuyên bố của những người phản đối. Những luận điểm này chứng minh sự thay đổi đang diễn ra trong ý thức hệ chính thống của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc áp dụng thực tiễn, từ bỏ những tín điều lạc hậu và những khẩu hiệu tuyên truyền xưa cũ. Thây ma chính trị trong lịch sử Việt Nam không hồi sinh khi người ta định danh nó một cách xác đáng, — nhà khoa học chính trị Nga nhận định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала